Elliott wave- Các sóng chủ ( phần nâng cao).
1 Elliott wave- Các sóng chủ : Biến thể sóng mở rộng (Extension) có thể xuất hiện ở một trong các sóng chủ. Sóng mở rộng là dao động kéo dài vượt ra ngoài quy mô khi so sánh với các sóng chủ khác.
Các sóng mở rộng chỉ xảy ra ở một trong các sóng chủ (hoặc là sóng thứ nhất, hoặc là sóng thứ 3 hoặc là sóng thứ 5). Phần lớn các sóng mở rộng xảy ra ở sóng thứ 3. Các sóng mở rộng cũng xảy ra ở chính sóng mở rộng đó.2. Một biến thể khác trong các sóng chủ là mô hình tam giác chéo (Diagonal Triangle), một mô hình giống hình nêm được hình thành bởi 2 đường hội tụ theo dạng thông thường của nó.Một số mô hình chỉ xảy ra ở vị trí sóng thứ 5, thường sau khi sóng thứ 3 trước đó đã mở rộng trong một thời gian ngắn.
Thường thì cấp độ sóng nhỏ hơn trong mô hình này phân chia nhỏ thành bộ 3 sóng (biến thể là mô hình Ending Diagonal) hoặc bộ 5 sóng (biến thể là mô hình Leading Diagonal). Sự chồng chéo giữa điểm kết thúc của sóng 1 và sóng 4 cũng thường thấy trong mô hình này. Đây là trường hợp ngoại lệ so với quy tắc không chồng chéo giữa sóng 1 và sóng 4 trong Nguyên lý sóng Elliott.
Các mô hình tam giác chéo Ending Diagonal cũng được tìm thấy ở vị trí sóng C trong các pha sóng điều chỉnh.
Một kiểu mô hình tam giác chéo đặc biệt khác có các sóng ở cấp độ nhỏ hơn gồm 5 sóng thay vì là bộ 3 sóng. Đó là mô hình Leading Diagonal. Loại này thường được tìm thấy ở sóng 1 hoặc sóng A và theo sau nó là sóng 2 hoặc sóng B. Hiếm hơn, ở các thị trường forex kiểu sóng này cũng được tìm thấy ở sóng B của một mô hình bất quy tắc.
Một mô hình hiếm thấy của dạng sóng tam giác chéo là sóng tam giác chéo mở rộng, trái ngược với kiểu sóng hội tụ thông thường.
Kinh nghiệm cho thấy sóng thứ 5 của mô hình tam giác chéo hội tụ có xu thế đi vượt quá hoặc đi chưa tới đường xu thế nằm trên. Ở các trường hợp hiếm, sóng thứ 5 sẽ không vượt qua điểm cực đỉnh của pha sóng thứ 3 trong một mô hình sóng thất bại. Tuy nhiên sóng thứ 5 của mô hình mở rộng phải vượt qua đỉnh cực đỉnh của pha sóng thứ 3 để đảm bảo quy tắc.
3. Sóng thứ 5 đôi khi không thể vượt qua điểm kết thúc của sóng thứ 3 trước đó. Điều này đôi khi dược gọi là “sóng thất bại” hay “sóng cụt”.
Một sóng thất bại là mô hình đảo chiều mà theo lý thuyết phân tích kỹ thuật cổ điển hay gọi là mô hình hai đỉnh hoặc mô hình hai đáy. Mô hình này ít thấy ở các biểu đồ ngày và biểu đồ tuần nhưng rất phổ biến ở các biểu đồ giờ.