Dự đoán tỷ giá tiền tệ dựa vào chỉ số kinh tế nào ?
Dự đoán tỷ giá tiền tệ dựa vào chỉ số kinh tế nào ? Các chỉ số kinh tế được sử dụng để dự báo tỷ giá là những chỉ số được sử dụng để xác định tổng thể sức khoẻ kinh tế của một quốc gia.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), các báo cáo về việc làm và lãi suất là những yếu tố chính quyết định tỷ giá hối đoái của đồng tiền một quốc gia.
Tỷ giá là một trong những yếu tố hàng đầu để phân biệt tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế một nước. Nó còn được gọi là tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái là giá trị của đồng tiền của một quốc gia khi so sánh với đồng tiền của một quốc gia khác. Bài viết này sẽ khái quát các yếu tố chính tác động đến tỷ giá hối đoái tiền tệ như đã liệt kê ở trên.
GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) của một quốc gia là biểu hiện giá trị đồng đô la của hàng hóa và dịch vụ đã được sản xuất trong nước đó, thường tính trong khoảng thời gian một năm. GDP cũng có thể được coi là thước đo kích cỡ của nền kinh tế đất nước. Những thay đổi trong GDP cho thấy những thay đổi trong tăng trưởng kinh tế và có thể trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền so với đồng tiền khác.
Một GDP cao phản ánh tỷ lệ sản xuất lớn hơn, một dấu hiệu của một nhu cầu lớn hơn cho các sản phẩm của nước đó. Sự gia tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia thường làm tăng nhu cầu về đồng tiền của một quốc gia, từ đó làm đồng tiền tăng giá/mạnh hơn so với các đồng khác.
Chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) là một chỉ số quan trọng cho các nhà đầu tư và các nhà kinh tế và là thước đo cho sự thay đổi về giá của một nhóm hàng hoá và dịch vụ được xác định trước đó. Nhóm hàng hoá được mua bởi các hộ gia đình trong một quốc gia. CPI được sử dụng để theo dõi sự thay đổi giá cả và phản ánh tỷ lệ Lạm phát. Sự gia tăng giá trên chỉ số CPI cho thấy sự yếu đi trong sức mua của đồng tiền của một quốc gia. Đặc biệt là Lạm phát cao sẽ làm đồng tiền mất giá/yếu đi so với đồng tiền khác.
PPI (Ngang giá sức mua) đo lường mức thay đổi trung bình trong giá bán của tất cả hàng hóa thô và dịch vụ thô, và nó xem xét những thay đổi này từ quan điểm của nhà sản xuất chứ không phải người tiêu dùng. PPI và CPI rõ ràng là có sự liên quan; chi phí sản xuất tăng thường được chuyển sang cho người tiêu dùng.
Các báo cáo về thị trường việc làm là một dấu hiệu khác để dự đoán tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Tỷ lệ việc làm cao hơn thường là dấu hiệu của nhu cầu sản xuất hàng hoá cao hơn, vì vậy đó là tín hiệu cho thấy giá trị đồng tiền của một quốc gia đang tăng. Nhu cầu lớn hơn về sản phẩm và dịch vụ từ một quốc gia dẫn đến sự gia tăng số lượng công nhân cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu cao hơn thường có nghĩa là một quốc gia đang xuất khẩu nhiều hơn, và nhiều ngoại tệ hơn đang được trao đổi trong đất nước đó.
Một chỉ số cuối cùng được sử dụng rộng rãi để dự báo tỷ giá của một quốc gia là lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra. Một quốc gia có lãi suất cao hơn thường hấp dẫn hơn các nhà đầu tư hơn là một nước đề ra tỷ giá thấp.