Điều gì sẽ xảy ra nếu NHTW tăng lãi suất quá nhanh?
Điều gì sẽ xảy ra nếu NHTW tăng lãi suất quá nhanh? Lý do vì sao các đại bàng không tăng lãi suất liền tay ngay khi nền kinh tế phát ra tín hiệu tích cực? Ví dụ như trường hợp của Mỹ, chúng ta phải chờ đợi từng đợt tăng lãi suất trong năm từ FED mà tại sao không tăng luôn một lần để tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
Vì khi lãi suất tăng quá nhanh, nó có thể gây ra một phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế toàn cầu. Nó có thể tạo ra một cuộc suy thoái trong một số trường hợp nhất định. Nếu điều này xảy ra, chính phủ có thể quay trở mức ban đầu, nhưng có thể mất một thời gian để nền kinh tế phục hồi từ đáy.
Hãy hiểu về lãi suất
Điều chỉnh lãi suất là một cách mà một ngân hàng trung ương có thể khuyến khích việc làm và giữ giá cả ổn định trong nền kinh tế. Lãi suất có ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ giá thế chấp nhà đến khả năng của một doanh nghiệp có thể mở rộng tầm hoạt động của mình nhờ vào tình hình tài chính.
Lãi suất cao tương ứng việc tăng tiết kiệm, giảm lưu thông đồng tiền trong nền kinh tế, giảm chi tiêu; các NHTW thường quyết định tăng lãi suất khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhằm giữ mọi thứ ổn định. Nếu lãi suất quá cao hoặc bị đẩy lên cao hơn những gì mọi người và công ty có thể sẵn sàng đối mặt, chi tiêu có thể dừng lại.
Trong trường hợp này có thể lý giải như sau: lãi suất cao hơn có thể có nghĩa là một người không thể có được một khoản vay để mua nhà với điều kiện thuận lợi, hoặc rằng một công ty sẽ sa thải công nhân thay vì trả lương cao trong khi nền kinh tế chưa thật sự mạnh mẽ. Như vậy, tăng lãi suất quá nhanh vô hình trung gây ra phản ứng dội ngược, khiến nền kinh tế không những không cải thiện mà gây ra các tình huống xấu nhất mà Ngân hàng Trung ương phải đối mặt.
Tìm kiếm sự cân bằng
Việc tăng lãi suất nhanh có thể làm chậm lại nền kinh tế, kéo theo Lạm phát đi xuống (điều mà các Ngân hàng Trung ương của Mỹ và châu Âu không hề muốn), trong khi hạ lãi suất có thể khuyến khích chi tiêu. Giảm lãi suất là một hình thức mạnh mẽ của kích thích kinh tế, nhưng nó không thể bị lạm dụng quá đà.
Mục tiêu là để giữ cho Lạm phát khoảng 2% mỗi năm cho chi tiêu cá nhân, nhưng nó đòi hỏi một sự cân bằng cực kỳ chuẩn xác. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, bà Janet Yellen, nói rằng việc tăng lãi suất quá nhanh sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn là để nó ở mức thấp trong 1 thời gian dài.
Khi lãi suất tăng lên
Khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng tỷ lệ quỹ liên bang, chi phí đi vay tăng lên và mức tăng này bắt đầu một loạt các hiệu ứng từng tầng. Về bản chất, các ngân hàng tăng lãi suất cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, và chi phí để mua nhà hoặc tài trợ cho một công ty sẽ nhiều hơn. Ngược lại, nền kinh tế chậm lại vì người dân chi tiêu ít hơn. Tuy nhiên, điều này cũng giữ chi phí hàng hoá ổn định và giảm lạm phát. Điều này đóng vai trò như là một dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ cũng được kỳ vọng sẽ vững chắc.
Thời điểm là tất cả
Việc tăng/giảm lãi suất đều được quy về một vấn đề đó là thời gian. Nền kinh tế phải đủ mạnh để xử lý sự gia tăng chi phí vay mượn. Nếu FED tăng lãi suất quá nhanh – trước khi nền kinh tế sẵn sàng cho nó – hiệu quả thực sự của việc tăng lãi suất có thể là quá nhiều, và các biện pháp kích thích kinh tế có lẽ lại phải được thực hiện.
Nền kinh tế sẽ trở nên căng thẳng và rơi vào một cuộc suy thoái. Như vậy, nó lại quay lại vị trí ban đầu, thậm chí còn tệ hơn. Ngoài ra, tác động của lãi suất tăng lên sẽ không chỉ được cảm nhận ở Mỹ. Nếu lãi suất tăng quá nhanh, giá trị so sánh của đồng USD có thể tăng lên, ảnh hưởng đến thị trường thế giới cũng như các công ty trong nước với các doanh nghiệp ở các nước khác.