Chứng khoán mỹ và đồng đô la mỹ có mối tương quan như thế nào ?
Chứng khoán mỹ và đồng đô la mỹ có mối tương quan như thế nào ? Tương quan giữa hai biến (hoặc một tập nhiều biến) là tóm tắt của một mối quan hệ giữa hai biến đó dù có hay không liên kết trong thế giới thực của chúng.
Hệ số tương quan sẽ luôn ở giữa -1 và +1. Hai thái cực này được coi là tương quan hoàn hảo. Một hệ số âm có nghĩa là hai biến, hoặc các tập các biến, sẽ di chuyển theo hai hướng ngược nhau (nếu một biến tăng, thì biến còn lại sẽ giảm); Một hệ số dương sẽ có nghĩa là hai biến sẽ di chuyển theo cùng một hướng (một biến tăng và biến còn lại cũng tăng theo). Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét tương quan giữa hai biến: giá chứng khoán và giá đô la Mỹ.
Nếu so sánh với chỉ số Đô la Mỹ (USDX), một chỉ số theo dõi giá trị của đồng đô la Mỹ so với sáu đồng tiền chính khác, và giá trị trung bình của Chỉ số Dow Jones (DJIA), Nasdaq và S&P 500 trong suốt 20 năm, thì hệ số tương quan được tính cho chỉ số USDX so với DJIA, Nasdaq và S&P 500 lần lượt là 0,35, 0,39 và 0,38.
Lưu ý rằng tất cả các hệ số đều tích cực (dương), có nghĩa là khi giá trị đồng đô la Mỹ tăng, thì các chỉ số chứng khoán cũng sẽ như vậy, những chỉ là một lượng nhất định (do các hệ số tương quan cách khá xa mức hoàn hảo +1). Cũng lưu ý rằng mỗi hệ số dưới 0,4, có nghĩa là chỉ khoảng 35% đến 40% các chuyển động của các chỉ số chứng khoán liên quan đến sự chuyển động của đô la Mỹ.
Đồng tiền của một quốc gia có thể trở nên có giá trị hơn so với phần còn lại của thế giới theo hai cách chính: khi số đơn vị tiền tệ có mặt trên thị trường thế giới giảm (ví dụ khi FED tăng lãi suất và giảm chi tiêu), hoặc bởi sự gia tăng nhu cầu về loại tiền tệ đó. Sự gia tăng đồng đô la Mỹ ảnh hưởng đến giá trị của các cổ phiếu ở Mỹ là một điều dễ hiểu, vì đô la Mỹ là điều kiện cần có để có thể mua các loại cổ phiếu.
Giá trị các cổ phiếu của Mỹ, đặc biệt là các cổ phiếu có trong các chỉ số thị trường, có xu hướng tăng cùng với nhu cầu đô la Mỹ – nói cách khác, chúng có tương quan dương. Một trường hợp điển hình có thể giải thích cho mối quan hệ này là đầu tư nước ngoài. Khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư bỏ tiền vào cổ phiếu của Mỹ, họ phải mua đô la Mỹ đầu tiên, càng nhiều nhà đầu tư muốn mua đô la Mỹ thì sẽ khiến chỉ số USDX tăng.
Do đó, đây là lý do vì sao các Trader giao dịch đồng đô la cũng thường chú ý đến cổ phiếu, bên cạnh trái phiếu, khi thị trường không có chất xúc tác nào quá mạnh vì đây là một trong các yếu tố tác động đến đồng bạc xanh theo xu hướng tự nhiên và luôn luôn xảy ra hằng ngày. Việc theo dõi các chỉ số chứng khoán cũng một phần giúp chúng ta định hình tâm lý thị trường nước ngoài đối với đồng đô la là như thế nào.