Chính sách mới nhất của các ngân hàng lớn

0
1181

Trade with Top Brokers

Chính sách mới nhất của các ngân hàng lớn.

Chính sách mới nhất của các ngân hàng lớn- Bài viết này giúp các bạn nhìn lại chính sách của các Ngân hàng Trung Ương của các quốc gia lớn trong thời gian gần đây và viễn cảnh sắp tới

1. Cục Dự trữ liên bang Mỹ – Fed

Tâm điểm hiện tại vẫn là việc tăng lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 11 hay tháng 12. Trong cuộc họp tháng 9, đã có 3 tiếng nói của các quan chức cấp cao đề nghị việc tăng lãi suất, nhưng phần đông vẫn đang đồng ý theo hướng cẩn trọng trong việc thay đổi lãi suất.

2. Ngân hàng dự trữ Úc – RBA

Các báo cáo tiếp theo của Ngân hàng dự trữ Úc sẽ có tí nào đó thú vị hơn thường lệ với sự có mặt của thống đốc mới. Ngoài ra thì mọi thứ sẽ ít biến động, bởi tin đồn gần đây nghiêng về việc lãi suất sẽ không được cắt giảm trong thời gian tới.

Philip Lowe sẽ gia tăng việc xuất khẩu đối với các quốc gia chủ chốt. RBA vẫn đang xem xét về tình hình lao động hiện tại, và họ đang chờ số liệu của chỉ số giá tiêu dùng CPI để cân nhắc cho những chính sách tiếp theo.

exness banner 16 optimized

3. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản – BOJ

Thống đốc Kuroda vẫn đang muốn thực hiện gói kích thích 1 cách “nhỏ giọt”. Biên bản của cuộc họp tháng 9 của họ cho thấy họ cần thay đổi bộ khung trong các gói kích thích. Cụ thể, họ muốn bỏ qua kế hoạch tăng 80 tỷ yên mỗi năm trong kho bạc, bởi như vậy sẽ khiến thị trường đảo lộn trong ngắn hạn. BOJ vẫn còn những lựa chọn khác, như giảm lãi suất, tăng thu mua tài sản, cắt giảm lãi suất mục tiêu dài hạn, hay gia tăng tốc độ của việc mở rộng kho bạc.

4. Ngân hàng Trung ương Châu Âu – ECB

Những thông báo vừa qua của ECB có thể là nỗi thất vọng với những ai muốn mua vào đồng Euro, bởi Draghi đã phủ nhận những tin đồn về gói gia tăng định lượng. Ngoài ra thì họ có thể gia tăng việc thu mua tài sản trước tháng 3/2017. Chính sách mới nhất của các ngân hàng lớn

5. Ngân hàng trung ương Canada – BoC

Thống đốc Poloz gây bất ngờ bằng việc nhắc đến các gói kích thích có thể được triển khai trong thời gian tới. Tốc độ phát triển cũng như lạm phát càng làm cho ý kiến này được tán thành hơn trong tháng tiếp theo.

6. Ngân hàng Trung ương Anh – BOE

Tới thời điểm hiện tại thì nền kinh tế Anh đang dần trở nên bình tĩnh hơn sau Brexit, nên thống đốc Carney đã quyết định chờ đợi những sự thay đổi đến từ chính sách từ tháng 8 hơn là ra chính sách mới trong tháng 9 vừa qua. Dù vậy, mối nguy hiểm đến từ việc thoả thuận với khối EU có thể sẽ luôn rình rập đối với nền kinh tế nước này.

exness banner optimized

7. Ngân hàng Dự trữ New Zealand – RBNZ

Mặc dù tháng vừa qua họ đã im ắng trong việc thay đổi lãi suất, nhưng vẫn hé mở khả năng trong thời gian tới. Thống đốc Wheeler cho rằng áp lực đến từ lạm phát và thương mại yếu thế có lẽ buộc phải giảm tỷ giá đối hoái trong những tháng tới đây.