Chiến lược giao dịch Breakout với đường MA

0
3662

Trade with Top Brokers

Chiến lược giao dịch Breakout với đường MA.

Chiến lược giao dịch Breakout với đường MA- Đường MA – Đường trung bình động là một trong những chỉ báo được nhiều trader sử dụng và nhiều chiến lược giao dịch được xây dựng xung quanh nó. Thường những chiến lược sử dụng Đường MA(Đường trung bình) là những chiến lược đi theo xu hướng.

Tuy nhiên đa phần thời gian thì thị trường không có xu hướng. Và rất nhiều những xu hướng vừa mới hình thành đã bị phá vỡ. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về chiến lược giao dịch breakout Đường MA (Đường trung bình động).

Thiết lập

Đầu tiên chúng ta cần giao dịch thuận xu hướng. Chúng ta xác định xu hướng bằng cách sử dụng MA. Và trong bài viết này, ta sử dụng SMA 20 (Tuy nhiên các bạn có thể lựa chọn MA theo phong cách của mình nhé)

Thay đổi chu kỳ MA sẽ thay đổi xu hướng mà bạn cần xác định. Đường trung bình càng lớn, thì nên dùng xác định xu hướng dài hạn. Đường trung bình ngắn hơn dùng để xác định xu hướng ngắn hạn.

Khi hai Đường trung bình cắt nhau thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường rơi vào trạng thái không rõ xu hướng và có khả năng đảo chiều.

Chiến lược giao dịch Breakout với đường MA

Trong chiến lược này chúng ta sử dụng một đường trung bình duy nhất (như ở bài viết này là đường SMA 20). Các tín hiệu giao dịch xuất hiện khi giá vượt qua đường trung bình.

Để hạn chế những tín hiệu nhiễu và thiếu chất lượng, chúng ta thêm hai điều kiện đi kèm cho chiến lược đó là:

Đầu tiên giá phải nằm trên hoặc dưới đường trung bình ít nhất hai ngày liên tiếp, trong đó:

  • Trong một xu hướng tăng, giá phải di chuyển lên trên đường trung bình và mức thấp nhất của 2 ngày phải nằm trên đường trung bình.
  • Trong một xu hướng giảm, giá phải di chuyển xuống dưới đường trung bình và mức cao nhất của hai ngày phải nằm dưới đường trung bình.

Chúng ta nhìn hình bên dưới, chú ý những thanh được đánh dấu màu vàng thể hiện thị trường đã nằm trên đường trùng bình được 2 ngày:

chien luoc ma 2 optimized

Điều kiện thứ hai đó là trước khi giao dịch, giá cần có sự phá vỡ khỏi giá cao nhất của thanh đánh dấu giá đã nằm trên đường trung bình 2 ngày.

Vì vậy, trong một xu hướng tăng, chúng ta cần giá di chuyển lên đường trung bình và giá thấp nhất của 2 ngày đó nằm phía trên đường trung bình (điều kiện 1). Sau đó, mức cao nhất trong hai ngày đó bị phá vỡ (điều kiện 2).

Trong một xu hướng giảm thì ngược lại. Chúng ta cần giá di chuyển xuống dưới đường trung bình và giá cao nhất của 2 ngày đó nằm phía dưới đường trung bình (điều kiện 1). Sau đó, mức thấp nhất trong hai ngày đó bị phá vỡ (điều kiện 2).

chien luoc ma 3 optimized

Xem lại biểu đồ trên. Lưu ý rằng thanh màu vàng thể hiện giá dã 2 ngày nằm trên hoặc dưới đường trung bình. Đây là điều kiện đầu tiên. Sau đó, thanh màu vàng phải bị phá vỡ, và điều kiện cũng đã hội tụ đủ. Bây giờ ta tìm hiểu tín hiệu vào lệnh nhé.

Điểm vào lệnh

Thời điểm giá breakout nến thứ 2 nằm trên đường trung bình chính là điểm vào lệnh.

chien luoc ma 4 optimized

Trong một xu hướng tăng, ta chờ thị trường tăng lên trên đường trung bình và giá thấp nhất hai ngày đều nằm trên đường trung bình đó. Sau đó, lấy mức giá cao nhất trong hai ngày cộng thêm 1 pip để xác định điểm phá vỡ và giao dịch. Đó chính là điều kiện thứ 2. Đó cũng là điểm ta đặt buy stop. Thị trường phá vỡ mức giá cao nhất trong hai ngày và sẽ khớp lệnh chờ mua của chúng ta. Như hình trên.

chien luoc ma 5 optimized

Trong một xu hướng giảm, ta chờ thị trường giảm qua đường trung bình và giá cao nhất hai ngày đều nằm dưới đường trung bình đó. Sau đó, lấy mức giá thấp nhất trong hai ngày trừ đi 1 pip để xác định điểm phá vỡ và giao dịch. Đó chính là điều kiện thứ 2. Đó cũng là điểm ta đặt sell stop. Thị trường phá vỡ mức giá thấp nhất trong hai ngày và sẽ khớp lệnh chờ bán của chúng ta.

Lưu ý : Update nhanh trên kênh telegram của blog ngoại hối : Tại đây

telegarm banner

Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Trích nguồn: thechartist