Chia sẻ cách đọc hiểu khối lượng giao dịch đơn giản.
Phân tích khối lượng được xem là một công cụ quan trọng của nhiều nhà giao dịch vì nó phản ánh không chỉ ý kiến mà cả hành động thực sự của các nhà giao dịch trên thị trường và cung cấp một thông tin thứ hai thay vì chỉ phân tích chuyển động giá.
Trong các công cụ thì khối lượng giao dịch luôn là một công cụ mà thể hiện được câu chuyện thị trường khá rõ nét. Đặc biệt, trong mô hình giá cổ điển, khối lượng luôn là một công cụ không thể thiếu để xác nhận tính hợp lệ của mô hình. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi đến tìm hiểu về những cách đọc hiểu khối lượng giao dịch đơn giản nhất, dựa vào sự phân kỳ và hội tụ của khối lượng, và đặt nó vào trong những trường hợp cụ thể.
1. Đinh nghĩa khối lượng:
Khối lượng giao dịch chỉ đơn giản là số lượng cổ phiếu, hàng hóa được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như một ngày, tuần hoặc giờ.
Lý thuyết đằng sau phân tích khối lượng dựa trên niềm tin rằng khối lượng giao dịch trên trung bình hoặc tăng báo hiệu cho sự tích cực của traders và khối lượng giao dịch dưới trung bình hoặc giảm cho thấy sự thiếu nhiệt tình của traders trên thị trường. Do đó, nhiều nhà giao dịch xem khối lượng là một yếu tố tiềm năng cho thấy được sức mạnh thực sự đằng sau một hành động giá.
Điều quan trọng mà anh em cần lưu ý ở đây là: Không phải cứ khối lượng giao dịch tăng hay giảm sẽ báo hiệu điều gì đó có ý nghĩa lớn. Chìa khóa để sử dụng phân tích khối lượng một cách hợp lý sẽ là xem xét hành động giá kết hợp với các chuyển động đáng kể trong khối lượng giao dịch.
2. Sử dụng khối lượng như tín hiệu chỉ báo: Những gì traders đang tìm kiếm.
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét khối lượng như một chỉ báo, và chúng ta sẽ tìm kiếm sự hội tụ hoặc phân kỳ để xem xét sức mạnh của một xu hướng.
Hội tụ – khối lượng di chuyển cùng hướng với giá.
Phân kỳ – khối lượng di chuyển theo hướng ngược lại với giá.
Tín hiệu Bullish:
- Đột phá tăng kèm theo sự hội tụ khối lượng:
Trong xu hướng tăng và trong các thị trường đi ngang, giá đôi khi sẽ chạy vào một mức kháng cự. Khi giá vượt qua trên mức kháng cự trước đó, sự bứt phá thường được cho là có ý nghĩa lớn hơn nếu nó đi kèm với khối lượng ở mức trung bình hoặc khối lượng lớn, trái ngược với mức phá vỡ đi kèm với khối lượng thấp thường sẽ là một sự phá vỡ yếu ớt và dễ thất bại.
- Xu hướng tăng kèm theo sự hội tụ khối lượng:
Khi một xu hướng tăng được xác nhận bằng một sự tăng trưởng về khối lượng trên mức khối lượng trung bình, điều đó thể hiện sự tích cực của nhà đầu tư đối với cổ phiếu hoặc tài sản đó và sự tích cực đó có thể dẫn đến lực mua nhiều hơn thậm chí với mức giá cao hơn.
- Xu hướng tăng kèm theo sự phân kỳ khối lượng:
Khi một xu hướng tăng không được xác nhận bằng sự gia tăng của khối lượng giao dịch trên mức trung bình, điều đó có nghĩa là sự nhiệt tình của nhà đầu tư bị hạn chế. Mặc dù cổ phiếu và các tài sản có thể tiếp tục tăng giá, tuy nhiên, chúng ta sẽ có thiên hướng tìm kiếm các giao dịch tiềm năng khác.
Tín hiệu Bearish:
- Những cú phá vỡ xuống kèm theo phân kỳ khối lượng:
Trong xu hướng giảm và trong các thị trường đi ngang, giá đôi khi sẽ chạy vào một mức hỗ trợ. Khi giá vượt qua mức giảm dưới mức hỗ trợ trước đó, sự phá vỡ xuống được cho là có ý nghĩa lớn hơn nếu nó đi kèm với khối lượng trên trung bình hoặc lớn hơn mức trung bình. Trái ngược với mức phá vỡ đi kèm với khối lượng thấp thường sẽ là một cú phá vỡ yếu ớt và khó có khả năng thành công.
- Xu hướng giảm kèm theo sự phân kỳ khối lượng:
Khi một xu hướng giảm được đi kèm với một sự gia tăng về khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình, điều đó có nghĩa là có mối quan tâm lớn hơn của nhà đầu tư đối với cổ phiếu hoặc tài sản đó và mối quan tâm đó có thể dẫn đến việc lực bán sẽ còn nhiều hơn thậm chí ở các mức giá thấp hơn.
- Xu hướng giảm kèm theo sự hội tụ của khối lượng:
Khi xu hướng giảm không đi kèm với sự gia tăng khối lượng giao dịch lớn hơn mức trung bình, điều đó có nghĩa là mối quan tâm của nhà đầu tư bị hạn chế. Mặc dù cổ phiếu hoặc tài sản có thể tiếp tục giảm giá, tuy nhiên các nhà giao dịch sẽ có thiên hướng chọn những cổ phiếu tài sản đi kèm với một khối lượng giao dịch lớn hơn.
3. Kết luận:
Khối lượng phản ánh điều mà các nhà giao dịch thực sự hành động trên thị trường và kết quả là một thước đo rất hữu ích về tâm lý nhà đầu tư. Theo nguyên tắc thông thường, bất kỳ sự phá vỡ của giá hoặc xu hướng nào đi kèm với khối lượng trên trung bình đều được coi là có ý nghĩa lớn hơn so với biến động giá không đi kèm với sự gia tăng về khối lượng. Bên cạnh đó, khối lượng cũng là thước đo về sự ưa thích của các nhà giao dịch và họ sẽ có thiên hướng mua/bán với những cổ phiếu hoặc tài sản có khối lượng giao dịch lớn hơn. Khối lượng giao dịch đơn lẻ sẽ không được dùng như một tín hiệu vào lệnh mà nó sẽ mang ý nghĩa bổ trợ nhiều hơn cho hành động giá.