Căng thẳng thương mại làm lu mờ lãi suất FED

0
1200

Trade with Top Brokers

Căng thẳng thương mại làm lu mờ lãi suất FED.

Căng thẳng thương mại làm lu mờ lãi suất FED– Ba quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương và một danh sách dài các dữ liệu quan trọng trong tuần qua đã bị lu mờ bởi căng thẳng thương mại. Không có gì quan trọng bằng các mức thuế quan của Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các biện pháp trả đũa của Trung Quốc.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chính thức bước vào một cuộc chiến tranh thương mại và họ có đủ quyền lực để gây ra những tổn thất đáng kể cho nền kinh tế của nhau. Không có ai chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại nhưng sự đánh cược nguy hiểm của Tổng thống Trump đã khiến đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền ít hấp dẫn hơn trên thị trường.

Đồng bạc xanh bị bán tháo so với các đồng tiền khác trong tuần rồi vì các nhà đầu tư dần thanh khoản các tài sản của Mỹ. Mặc dù áp lực bán được giảm bớt vào thứ 6 vì Trung Quốc đáp trả chỉ với 3 triệu đô giá trị thuế quan qua 2 giai đoạn (tuỳ theo đàm phán với phía Washington) so với mức 50 tỷ của Mỹ, nhiều khả năng Trump sẽ không nhường nhịn và Trung Quốc sẽ phải tiếp tục cuộc chơi với các biện pháp mạnh hơn.

Căng thẳng thương mại làm lu mờ lãi suất FED

Khi có chiến tranh thương mại, một vài đồng tiền cụ thể sẽ hoạt động tốt hơn những đồng khác tuỳ thuộc vào việc căng thẳng ở đâu là nhiều nhất. Trong trường hợp này, Mỹ là nước gây chiến, do đó đồng đô la sẽ là đồng hoạt động yếu kém nhất. Điều này giải thích cho việc mặc dù cổ phiếu Mỹ bị bán tháo, các đồng tiền rủi ro như bảng Anh hay Euro thay vì giảm thì đã tăng cao hơn vì các nhà đầu tư đang nhận định tình hình hiện bất lợi cho đồng bạc xanh.

Tiếp theo sau đồng đô la Mỹ, kẻ thua cuộc khác của cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ – Trung Quốc là đồng đô la Úc vì Úc là nước cực kỳ nhạy cảm với sự phát triển của Trung Quốc. Đồng tiền được lợi nhiều nhất nên là đồng Yên Nhật và Franc Thuỵ Sĩ (vì mức lo ngại rủi ro). Các đồng tiền của những quốc gia không trực tiếp liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại cũng sẽ hoạt động tốt hơn như bảng Anh và đô la Canada nếu chúng nhận được tín hiệu từ các cải tiến trong quá trình đàm phán NAFTA.

exness banner 16 optimized

Tuy nhiên, các cơ hội tốt nhất trong một cuộc chiến tranh thương mại như thế này nên nằm ở các cặp tiền chéo (các cặp tiền không có đô la Mỹ) vì chúng vẫn giữ được mức tăng trưởng tương quan. Sắp tới, chiến tranh thương mại và các tin tức chính trị vẫn là ưu tiên tập trung hàng đầu. Chúng ta có thể thấy ít biến động hơn từ báo cáo Niềm tin tiêu dùng, bản điều chỉnh GDP, PMI của Chicago, thu nhập cá nhân và chi tiêu cá nhân của Mỹ nhưng với dư âm cuộc họp FOMC, những dữ liệu này sẽ không phải là chất xúc tác chủ yếu lên chính sách của FED.

Lưu ý rằng tuần này cũng là tuần nghỉ lễ của các thị trường toàn cầu khi các thị trường sẽ đóng cửa vào thứ 6 và nhiều thị trường nước ngoài cũng sẽ đóng cửa vào ngày thứ 2 tuần tới do lễ Phục Sinh (thị trường Mỹ chỉ đóng vào ngày Thứ 6 Tốt lành). Cùng với chiến tranh thương mại và việc năm tài chính của Nhật kết thúc vào ngày 31 tháng 3 tới đây, chúng tôi kỳ vọng cặp USD/JPY vẫn tiếp tục bị đặt dưới áp lực. Mức hỗ trợ quan trọng sắp tới cho cặp USD/JPY là mức 103.00.

exness social trading 1 optimized

Phân tích của chuyên gia Kathy Lien – BK Asset Management