Các mô hình vào lệnh theo xu hướng(Mô hình 2 chân sóng) – giao dịch Price Action của Al Brooks

0
1148

Trade with Top Brokers

Mô hình 2 chân sóng – giao dịch Price Action của Al Brooks

Mô hình 2 chân sóng là mô hình trade theo xu hướng rất đáng tin cậy. Đây là mô hình được nhiều Trader sử dụng và được Al Brooks giới thiệu trong cuốn Reading price chart bar by bar.

Định nghĩa Mô hình 2 chân sóng

Theo Al Brooks, mô hình 2 chân sóng hình thành trong đợt giá hồi khi giá tương tác với đường trung bình động. Đây là một trong những cách trade quan trọng khi xu hướng đang mạnh.

Cách đếm chân sóng của Al Brooks là Bất kỳ nến nào đóng cửa bên trên giá cao nhất của nến trước đó sẽ tạo ra một chân sóng tăng và ngược lại nếu có nến đóng cửa bên dưới giá thấp nhất của nến trước đó sẽ hình thành chân sóng giảm.

chân sóng mới được tính khi có nến đóng cửa bên trên hoặc bên dưới của nến trước đó

Quy tắc vào lệnh theo mô hình 2 chân sóng

Cách vào lệnh mua – mô hình giá M2B 1. Xu hướng tăng mạnh. 2. Mô hình 2 chân sóng giảm chạm đường EMA chu kỳ 20. 3. Vào lệnh bên trên cây nến chạm vào đường EMA chu kỳ 20.

Cách vào lệnh bán – mô hình giá M2S 1. Xu hướng giảm mạnh 2. Mô hình 2 chân sóng tăng chạm đường EMA chu kỳ 20. 3. Vào lệnh bên dưới cây nến chạm vào đường EMA chu kỳ 20.

 

Mô hình 2 chân sóng – ví dụ minh họa

Ví dụ trade thắng – mô hình M2S

mo hinh 2 chan song 2

1. Sau khi giá vượt qua đường EMA theo chiều xuống, giá đã cố gắng bật ngược trở lại nhưng bị từ chối (hình thành một nhóm các nến sideway và đuôi nến hướng vào đường EMA). Giá sau đó tiếp tục bị đẩy xuống sâu hơn, xác nhận lực giá hiện tại đang giảm mạnh. Chú ý: ở đây ta chưa rõ xu hướng trước đó là tăng hay giảm. Đây là điểm yếu trong ví dụ của tác giả Galen Woods.

2. Lực giá giảm đã xác nhận kể từ khi giá chạm vào đường EMA chu kỳ 20. Ta sẽ đợi cho giá quay trở lại “kiểm tra” đường trung bình để tìm điểm vào lệnh bán.

3. Chú ý các đường chấm nhỏ trên chart, đây là điểm bắt đầu của từng chân sóng tăng. 2 chân sóng tăng trong đợt giá hồi với đuôi nến hướng lên trên là tín hiệu tốt chứng tỏ giá tiếp tục từ chối khi chạm đường EMA.

Ví dụ trade thua – mô hình M2B

mo hinh 2 chan song 3

Phiên giao dịch trong thị trường S&P E-mini với chart khung thời gian M5:

1. Ngày giao dịch bắt đầu với một con sóng tăng và giảm nhưng không có xu hướng rõ ràng. Tuy nhiên, khi giá giảm và tạo đáy mới, hàng loạt các cây nến có đuôi xuất hiện thể hiện lực mua mạnh tại khu vực này.

2. Con sóng đẩy tăng vượt bên trên đường EMA có vẻ rất mạnh khi thị trường tăng liên tục trong 8 nến với đáy nến lúc nào cũng cao hơn so với nến trước đó. Tuy nhiên, bên trong con sóng đẩy này vẫn tồn tại 3 nến trend bar (3 nến đỏ có nến đóng cửa gần giá thấp nhất) nghĩa là lực bán vẫn còn tồn tại trong con sóng đẩy này.

3. Sau khi xuất hiện 2 chân sóng giảm liên tục vào đường EMA (đường chấm nhỏ), thị trường cho chúng ta một nến pinbar tăng với đuôi nến hướng vào đường EMA. Lệnh giao dịch sẽ được đặt bên trên cây nến này. Nhưng sau đó, lệnh giao dịch của chúng ta thua lỗ sau khi giá sideway và đảo chiều.

Sự khác biệt quan trọng giữa lệnh thắng và lệnh thua trong 2 ví dụ này. Lệnh thua có lực giá ít rõ ràng hơn, giá chỉ vừa breakout khỏi vùng sideway. Thêm một yếu tố nữa trong ví dụ trade thắng, ta cũng chứng kiến giá đã từng từ chối đường EMA trước đó, đây có lẽ là yếu tố bạn cần bổ sung nếu muốn trade theo mô hình 2 chân sóng của Al Brooks.

 

Kết luận

Mô hình 2 chân sóng không phải là một mô hình không quá xa lạ với anh em Trader chuyên giao dịch theo xu hướng. Nếu anh em quan sát thị trường thường xuyên sẽ thấy mô hình này rất giống mô hình giá đảo chiều 2 đỉnh, 2 đáy nhưng có kết hợp với yếu tố quan trọng là xu hướng mạnh. Nguyên lý hoạt động của nó đơn giản là bẫy các Trader giao dịch ngược xu hướng hoặc các Trader giao dịch theo xu hướng ở khung thời gian thấp hơn.

Để giao dịch với mô hình này thành công, yếu tố quan trọng nằm ở việc bạn xác định đúng xu hướng, bạn cũng cần chú ý đến các dấu hiệu xác định độ mạnh của xu hướng và cách giá tương tác với đường EMA 20 vì đó là nơi chúng ta tìm điểm vào lệnh.

Comment vào bài viết nếu bạn thấy hay hoặc có ý tưởng đóng góp cho mô hình giá này nhé.