Các mô hình giá thường gặp – P1

0
1522

Trade with Top Brokers

Các mô hình giá thường gặp – P1

Các mô hình giá thường gặp – P1- Một trong những định đề đầu tiên của phân tích kỹ thuật :”Lịch sử giá có tính lặp lại” ngụ ý cho chúng ta thấy rằng tâm lý và ứng xử của đám đông khi phản ứng với các biến động thị trường luôn lặp đi lặp lại theo các mô-típ tương tự nhau.

Chúng ta tham lam, do dự, hay sợ hãi theo những cách giống nhau, và điều đó được phản ánh trên biểu đồ qua việc hình thành nên các mô hình giá. Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc các mô hình giá này có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt tâm lý đám đông và dự báo hướng đi tiếp theo của thị trường.

Các mô hình giá thường được chia thành 2 nhóm chính: các mô hình giá tiếp diễn và các mô hình giá đảo chiều. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng phức tạp của thị trường tài chính, việc phân biệt rõ ràng một mô hình thuộc kiểu nào trong 2 nhóm trên ngày càng khó khăn. Vì vậy, cách tốt hơn là liệt kê các mô hình theo đặc điểm cấu tạo của chúng, và xem xét khi nào thì mô hình mang ý nghĩa đảo chiều hay tiếp diễn. Chúng ta cùng bắt đầu với những mô hình giá phổ biến thường gặp nhất.

1. Mô hình Hai đỉnh – Double Top

Mô hình hai đỉnh là một mô hình đảo chiều được hình thành sau một giai đoạn tăng giá. Đỉnh được tạo ra khi giá chạm vào những vùng kháng cự nhất định mà không thể phá vỡ. Sau khi chạm vào vùng này, giá giảm xuống nhưng sau đó lại quay lên để kiểm tra vùng kháng cự đó thêm 1 lần nữa. Nếu giá tiếp tục giảm xuống sau lần tăng thứ 2 này là lúc mô hình hai đỉnh hình thành.

Các mô hình giá thường gặp - P1

mô hình 2 đỉnh

Ở hình bên trên, có thể thấy hai đỉnh được tạo ra sau một giai đoạn tăng giá mạnh. Lưu ý ở chỗ đỉnh thứ 2 không thể vượt qua được đỉnh thứ nhất. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng đảo chiều có thể xảy ra bởi vì nó đang nói cho chúng ta rằng áp lực mua lên đang yếu dần. Với mô hình hai đỉnh, chúng ta có thể đặt điểm vào phía dưới đường viền cổ – neckline –bởi vì chúng ta đang dự đoán về sự đảo chiều của xu hướng tăng. 

mo hinh gia 2 optimized

giao dịch với mô hình 2 đỉnh

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy giá phá vỡ đường viền cổ và giảm xuống dưới. Hãy nhớ rằng hai đỉnh thường là một mô hình đảo chiều, vì vậy bạn sẽ thường thấy nó sau một xu hướng tăng mạnh. Lưu ý nữa là mức giảm sẽ xấp xỉ bằng với độ cao của mô hình 2 đỉnh. Hãy nhớ kỹ điều này vì nó được dùng để tìm mục tiêu lợi nhuận khi giao dịch với điểm đột phá mô hình.

2. Mô hình Hai đáy – Double Bottom

Mô hình hai đáy là một mô hình đảo chiều, nhưng xoay chiều từ giảm sang tăng. Mô hình này xuất hiện sau một giai đoạn giảm điểm khi 2 đáy được hình thành. Có thể thấy trong biểu đồ bên trên rằng sau một giai đoạn giảm điểm, giá tạo thành 2 đáy bởi vì nó không thể giảm xuống thấp hơn nữa.

mo hinh gia 3 optimized

mô hình 2 đáy

Lưu ý rằng đáy thứ 2 không thể giảm thấp hơn đáy thứ nhất. Đây là dấu hiệu cho thấy lực bán đã yếu đi và khả năng một đảo chiều tăng đang đến.

mo hinh gia 4 optimized

giao dịch với mô hình 2 đáy

Sau đó, giá phá đường viền cổ – neckline – và tạo hướng lên trở lại Hãy xem giá đã tăng một đoạn xấp xỉ chiều cao của mô hình hai đáy. Hãy nhớ rằng mô hình hai đáy cũng là một mô hình đảo chiều. Bạn sẽ thường thấy nó sau mỗi giai đoạn giảm giá mạnh.

3. Mô hình Vai – Đầu – Vai (Head and Shoulders)

Mô hình VĐV là một mô hình đảo chiều Nó được tạo thành bởi một đỉnh (vai trái), tiếp đến là một đỉnh cao hơn (đầu) và cuối cùng là một đỉnh thấp hơn (vai phải). Đường viền cổ – neckline – được vẽ bằng cách nối liền 2 đáy. Đường viền cổ có thể chếch lên hoặc chếch xuống. Thông thường, nếu đường viền cổ chếch xuống là tín hiệu đáng tin cậy hơn.

mo hinh gia 5 optimized

mô hình vai -đầu- vai

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy mô hình VĐV. Phần đầu là phần đỉnh ở giữa và là phần cao nhất của mô hình. Hai vai được tạo ra từ hai đỉnh khác nhưng không cao bằng đầu. Với mô hình này, chúng ta sẽ vào lệnh bán ở phía dưới đường viền cổ. Có thể đo mục tiêu lợi nhuận bằng cách tính độ cao từ đỉnh đầu đến đường viền cổ. Đây sẽ là khoảng cách mà giá có thể đi sau khi phá qua đường viền cổ.

mo hinh gia 6 optimized

Có thể thấy rằng một khi giá phá đường viền cổ, giá sẽ đi một khoảng bằng ít nhất khoảng từ đầu đến đường viền cổ.

4. Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược ( Inverted Head and Shoulders)

Đây là dạng mô hình giống với VĐV nhưng bị đảo ngược lại. Cụ thể, vai đầu tiên là một đáy, tiếp theo đầu là một đáy sâu hơn và vai còn lại là một đáy nông hơn. Mô hình này thường xuất hiện sau một giai đoạn giảm giá.

mo hinh gia 7 optimized

mô hình vai-đầu-vai ngược

Để giao dịch với mô hình VĐV ngược, chúng ta sẽ đặt lệnh mua khi giá phá lên trên đường viền cổ. Mục tiêu lợi nhuận cũng giống như mô hình VĐV, đó là khoảng cách từ đỉnh đầu đến đường viền cổ.

mo hinh gia 7 optimized

giao dịch với VĐV ngược

5. Mô hình Nêm – Wedge

Mô hình Nêm là tín hiệu một giai đoạn nghỉ của xu hướng hiện tại. Khi mô hình này xuất hiện, nó cho tín hiệu rằng những người giao dịch vẫn còn đang trong giai đoạn quyết định xem sẽ đẩy giá đi đâu. Mô hình Nêm có thể xem là mô hình tiếp diễn hoặc đảo chiều.

Nêm tăng – Rising Wedge

Mô hình nêm tăng được tạo ra khi giá đi chếch lên và nằm giữa một đường hỗ trợ và kháng cự chếch lên. Đường hỗ trợ bên dưới sẽ dốc hơn so với đường kháng cự bên trên. Điều này cho thấy rằng những đáy cao hơn được hình thành nhanh hơn các đỉnh cao hơn. Giá sẽ tạo thành mô hình dạng giống cái nêm.

exness banner 468 optimized

Với việc giá đang tích lũy lại, chúng ta biết rằng sự bùng nổ đang đến, vì vậy có thể dự đoán một sự phá vỡ ở vùng đỉnh hoặc đáy. Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng, đó thường là dấu hiệu đảo chiều giảm giá. Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng giảm, nó cho tín hiệu về khả năng giảm điểm tiếp. Điều quan trọng là khi bạn phát hiện ra nó, bạn phải sẵn sàng để vào lệnh.

mô hình nêm 1 optimized

nêm tăng đảo chiều 

Trong ví dụ đầu tiên, một mô hình nêm tăng được hình thành khi xu hướng tăng kết thúc. Hãy chú ý cách giá tạo những đỉnh cao mới chậm hơn nhiều so với việc tạo đáy cao mới.

mô hình nêm 2 optimized

giao dịch với nêm tăng

Bạn thấy giá phá cạnh dưới của nêm tăng rồi chứ? Điều này có nghĩa nhiều người giao dịch muốn bán hơn là muốn mua. Họ đẩy giá phá gãy đường xu hướng bên dưới, thể hiện rằng xu hướng giảm có thể sẽ bắt đầu. Mục tiêu mà nêm tăng hướng tới bằng khoảng cách độ cao của nêm. Hãy xem 1 ví dụ khác về mô hình nêm tăng. Trong ví dụ này, nêm tăng đóng vai trò mô hình giảm giá tiếp diễn.

mô hình nêm 3 optimized

nêm tăng tiếp diễn

Như bạn đã thấy, giá đang trong một xu hướng xuống trước khi cô đọng lại và tăng nhẹ trở lên bằng cách tạo cách đáy cao hơn và đỉnh cao hơn.

mô hình nêm 4 optimized

giao dịch với nêm tăng

Trong trường hợp này, giá phá vỡ cạnh dưới và xu hướng giảm tiếp tục. Đó là lý do tại sao nó là một dấu hiệu tiếp tục xu hướng. Bạn có thể thấy giá giảm một khoảng bằng chiều cao của nêm. Nhắc lại, nêm tăng được hình thành sau một xu hướng tăng thường sẽ dẫn đến sự đảo chiều sang giảm, trong khi một nêm tăng được hình thành trong xu hướng giảm sẽ là dấu hiệu của khả năng giảm điểm tiếp tục.

Nêm giảm – Falling Wedge

Giống như nêm tăng, nêm giảm có thể là một mô hình đảo chiều hoặc tiếp diễn. Nếu là mô hình đảo chiều, nó được hình thành tại đáy của một xu hướng giảm, thể hiện rằng xu hướng tăng có thể đang đến. Nếu là một mô hình tiếp diễn, nó sẽ hình thành trong một xu hướng tăng, cho thấy rằng lực tăng sẽ quay trở lại. Không giống như mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm là một mô hình tăng điểm – bullish chart pattern.

mô hình nêm 5 optimized

nêm giảm đảo chiều

Trong ví dụ trên, mô hình nêm giảm đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều. Sau một xu hướng giảm, giá tạo ra những đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn. Hãy lưu ý rằng đường nối các đỉnh thì dốc hơn so với đường nối các đáy.

mô hình nêm 6 optimized

giao dịch với nêm giảm

Sau khi phá lên mô hình nêm, giá tăng mạnh trở lại với khoảng tăng xấp xỉ bằng độ cao của nêm. Hãy xem ví dụ khác khi mà nêm giảm đóng vai trò là mô hình tiếp diễn. Khi nêm giảm xuất hiện trong một xu hướng tăng, nó cho tín hiệu rằng xu hướng này sẽ sớm tiếp tục. 

mô hình nêm 7 optimized

nêm giảm tiếp diễn

Trong trường hợp này, giá đi sideway ngắn sau một giai đoạn tăng mạnh. Nó giống như việc phe mua đang dừng lại để nghỉ và gọi thêm người vào phe đánh lên, trước khi đẩy giá tiếp tục tăng. Mục tiêu hướng đến sẽ bằng độ cao của nêm giảm.

mô hình nêm 8 optimized

giao dịch với nêm giảm

6. Mô hình chữ nhật – Rectangle

Mô hình chữ nhật là một mô hình được hình thành khi giá bị “nhốt” trong 2 đường hỗ trợ và kháng cự ngang nằm song song. Mô hình chữ nhật phản ánh giai đoạn do dự hoặc chưa quyết định của phe mua và phe bán nên giữa lực cung và cầu đang khá cân bằng. Giá có thể chạm vào hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ. Sau đó, giá sẽ đi theo hướng nó đã phá vỡ.

mô hình nêm 9 optimized

mô hình chữ nhật

Trong ví dụ bên trên, có thể thấy rằng giá bật vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Chúng ta chỉ cần đợi giá phá vỡ một trong hai phía và đi theo hướng đó. Lưu ý khi bạn thấy mô hình chữ nhật, bạn hãy nghĩ về việc giá phá vỡ chữ nhật.

Chữ nhật giảm – Bearish Rectangle

Chữ nhật giảm được hình thành khi giá đi sideway trong một giai đoạn giảm điểm. Mô hình này xảy ra bởi vì phe bán có thể đang cần một khoảng dừng để “lấy hơi” trước khi tiếp tục đẩy giá giảm tiếp tục.

mô hình nêm 10 optimized

chữ nhật giảm

Trong ví dụ này, giá phá vỡ đáy của chữ nhật và tiếp tục đi xuống. Nếu chúng ta đặt lệnh bán ngay phía dưới hỗ trợ bên dưới, chúng ta đã có lợi nhuận.

mô hình nêm 11 optimized

giao dịch với mô hình chữ nhật giảm

Đây là một mẹo: một khi giá phá vỡ hỗ trợ, nó thường đi một đoạn bằng chiều rộng của mô hình chữ nhật. Như trong ví dụ trên, giá thậm chí còn đi xa hơn mục tiêu.

Chữ nhật tăng – Bullish Rectangle

Đây là 1 ví dụ khác về chữ nhật, một ví dụ về chữ nhật tăng điểm. Sau một giai đoạn tăng, giá dừng lại một chút. Bạn có thể đoán xem giá đi đâu tiếp theo không?

mô hình nêm 12 optimized 1

chữ nhật tăng

Nếu bạn trả lời là “tăng tiếp”, bạn đã đúng. Hãy xem hướng phá vỡ mạnh lên trên của giá

mô hình nêm 13 optimized 1

giao dịch với mô hình chữ nhật tăng

Giá đi rất nhanh lên trên sau khi phá vỡ cạnh trên của chữ nhật. Nếu chúng ta có lệnh mua vào nằm ở cạnh trên của chữ nhật, chúng ta đã có lợi nhuận. Cũng như chữ nhật giảm, ở đây, một khi giá phá lên, nó thường di chuyển một đoạn đúng bằng chiểu rộng của chữ nhật.