Brexit cứng có thể khiến GBP bị bán tháo.
Brexit cứng có thể khiến GBP bị bán tháo- Khả năng Anh rời Eu với không một thỏa thuận nào trong tay (hay còn gọi là Brexit cứng) đang dần tăng lên. Theo báo cáo của BBC, bắt đầu từ thứ Hai tuần này, Vương quốc Anh và EU sẽ bắt đầu cuộc đàm phán trực tiếp trong 7 ngày họp, mỗi ngày 24 tiếng, kéo dài trong 5 tuần. Hiện “Brexit không khả quan cho lắm”.
Theo tài liệu rò rỉ gần đây của Bộ tài chính thì Đức đã cân nhắc Brexit hỗn loạn là khá cao. Điều đầu tiên và dễ thấy nhất chính là Anh và EU sẽ áp dụng lại các quy tắc của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) trong việc giao thương với nhau, và tất nhiên là nó sẽ kéo theo rất nhiều thủ tục giấy tờ và thời gian so với hiện tại. Dưới đây là những ngành sẽ chịu tổn thất nặng nề trong kịch bản Brexit cứng.
1. Ngành công nghiệp xe hơi
Thiệt hại là cho cả hai phía chứ không riêng gì Anh.
Anh là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nhà sản xuất ô tô Đức. Theo VDA (Hiệp hội ngành công nghiệp ô tô Đức) thì nước này năm ngoái đã xuất khẩu 665,573 xe sang Anh, giảm 13,4% do nhu cầu chậm chạp, và con số này có thể tiếp tục đi xuống khi Brexit xảy ra. Tất nhiên đây sẽ là một đòn nặng nề cho nền kinh tế đầu tầu của EU, vốn đang vật lộn với tăng trưởng kinh tế.
Về phía Anh, các tên tuổi lớn như Jaguars, Land Rovers và dòng siêu cấp Bentley (hiện đang được sở hữu chính bởi Tata của Ấn Độ) nhưng vẫn được lắp ráp tại Anh, và 80% trong số đó được xuất khẩu. Tính tổng thể thì xuất khẩu ô tô của Anh chiếm 14.4% tổng kim ngạch. Ngành công nghiệp này sử dụng 168,000 lao động và đóng góp khoảng 100 tỷ Usd tiền thuế cho chính phủ Anh, và khi lĩnh vực này suy yếu, một gánh nặng kinh tế sẽ đè lên Anh, từ đó làm suy yếu đồng bảng.
Riêng về lĩnh vực này, Anh có vẻ sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn EU.
2. Ngành hàng không
Khi không có thỏa thuận, các hãng hàng không lớn của Anh như British Airlines, International Airlines Group, EasyJet và Ryanair sẽ không thể bay hoặc đón khách từ các sân bay thuộc Eu tới các điểm đến bên ngoài.
Tất nhiên điều này sẽ dẫn đến tình hình khó khăn của các hãng hàng không, và người lao động sẽ là mục tiêu đầu tiên chịu ảnh hưởng rồi sau đó sẽ là nền kinh tế.
3. Ngành tài chính
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến ngành tài chính vì Anh là một trung tâm tài chính của Châu Âu và thế giới.
Nếu Brexit không thỏa thuận diễn ra, các công ty dịch vụ tài chính của Anh sẽ mất đi “quyền cấp hộ chiếu” – thứ cho phép họ hoạt động ở bất cứ đâu trong khối như một thị trường duy nhất. Bên cạnh đó là hàng loạt những thay đổi về luật mà các định chế tài chính này phải đối mặt.
Đa phần các ngân hàng lớn đều cho biết họ đã chuẩn bị những kịch bản sẵn sàng cho Brexit cứng nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng kịch bản này sẽ đẩy Anh vào suy thoái trong vòng ít nhất là 2 năm, lấy đi khoảng 0.5% tăng trưởng của EU.
Những thay đổi sẽ là quá lớn cho thương mại, tài chính và niềm tin của nhà đầu tư.
Trước mắt, nếu Brexit cứng xảy ra thì nền kinh tế Anh sẽ chịu những cú sốc nặng, từ đó có thể khiến cho GBP chịu thảm cảnh bán tháo. Những người ủng hộ Brexit thì tin rằng nước Anh sẽ chỉ chịu thiệt hại trong ngắn hạn, nó sẽ hồi phục và vươn lên mạnh mẽ trong dài hạn, nhưng chỉ có thời gian mới cho biết chính xác điều gì sẽ diễn ra.