Bão tài chính liệu có xảy ra vào 2016.
Bão tài chính liệu có xảy ra vào 2016- Các cố vấn tài chính và chuyên gia phân tích thị trường thường cảnh báo khách hàng của họ rằng những diễn biến của thị trường trong quá khứ không đáng tin cậy để giúp dự đoán những động thái tương lai của nó.
Nhưng khi Tom Fitzpatrick và nhóm của ông đặt biểu đồ hiện tại của chỉ số S&P 500 (chỉ số chứng khoán Mỹ) so sánh với chính chỉ số này vào năm 1987, thời điểm trước khi cơn bão tài chính năm 1987 diễn ra, họ đã ớn lạnh.
Ngày 19/10/1987, chỉ số Dow Jones Industrial Average đã phải chịu tổn thất lớn nhất từ trước đến thời điểm đó, với mức giảm lên đến 22,6% giá trị của nó. S&P 500 cũng đã bị ảnh hưởng và rớt giá mạnh.
Fitzpatrick là chiến lược gia hàng đầu tại Citibank và chuyên nghiên cứu biểu đồ của các mô hình để dự đoán những thay đổi trong thị trường chứng khoán.
Bên cạnh những điểm giống nhau trong biểu đồ, Fitzpatrick cho biết bốn yếu tố khiến ông e ngại về thị trường trong thời điểm hiện nay.
Ông Fitzpatrick nói trong một báo cáo vào ngày thứ Sáu (7/10) như sau:
- Đang có một mối e ngại lớn về châu Âu và các ngân hàng trong khu vực này. Nước Anh đã đặt giai đoạn tháng 3/2017 là thời điểm bắt đầu quá trình rời khỏi Liên minh châu âu (EU), vàDeutsche Bank không đạt được thỏa thuận nhanh chóng làm giảm phí phạt 14 tỷ USD của chính quyền Mỹ.
- Chúng ta đang ở trong “cuộc bầu cử tổng thống phân cực nhất của Mỹ trong thời hiện đại”.
- Nhiều báo cáo về ngân hàng trung ương Nhật Bản và châu Âu cho thấy họ đang loại bỏ dần một số gói thúc đẩy nền kinh tế mà họ đã cung cấp bằng cách giảm dần lượng mua trái phiếu. Điều này dấy lên lo ngại về tính hiệu quả trong chính sách của các ngân hàng trung ương trên thế giới.
- Những chuyển động của các thị trường đặc thù: giá dầu biến động 16% chỉ trong vòng một tuần; thay đổi 0,2% trong lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ; và biến động 90 USD của giá vàng trong 9 ngày. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng bảng Anh cũng có những biến động lớn trong một thời gian quá ngắn.
Fitzpatrick cho biết mức hỗ trợ đáng chú ý của chỉ số S&P 500 là 2.119 điểm. Đó là mức quan trọng mà các nhà đầu tư không muốn chỉ số này phá thủng; nếu nó phá vỡ mức này, có thể 1 vùng đáy mới sẽ được tao ra.
Hôm thứ Hai (10/10), chỉ số S & P 500 mở tại 2.165,05 và tăng 0,7% trong phiên giao dịch sớm. Chỉ số này đã tăng 6% trong năm nay.