5 mẹo xác định cú phá vỡ thật- Tránh bẫy False Break.
5 mẹo xác định cú phá vỡ thật- Tránh bẫy False Break– Phá vỡ giả là tín hiệu mà hầu như trader nào cũng muốn có thể xác nhận được chúng. Nhưng việc xác định tín hiệu phá vỡ giả lại không đơn giản. Sẽ thế nào nếu chúng ta nắm được cách xác nhận những cú phá vỡ thành công và dựa vào đó để có thể tránh những cú phá giả.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 mẹo để nhận biết những cú breakout thành công.
Mẹo 1: Xác định những kịch bản có thể xảy ra và nắm được các mô hình giá
Không nhà giao dịch nào có thể biết chắc chắn liệu sự phá vỡ là thành công hay thất bại. Việc của chúng ta là theo dõi thị trường. Đừng cố đoán hướng đi của giá trong tương lai.
Bạn cần kiểm tra thường xuyên những vùng giá có khả năng không giữ được giá khi thị trường tiếp cận. Vùng giá này có thể thay đổi thường xuyên. Giống như bạn đang đặt ra các kịch bản cho giá nếu tìm đến những vùng giá mà bạn xác định.
Ngoài ra, các cú breakout thường xảy ra ở các mô hình giá. Nên bạn cần hiểu cách sử dụng mô hình giá để phục vụ cho điều này. Như hình dưới, các mô hình nêm, mô hình cờ liên tục bị phá vỡ:
Mẹo số 2: Bóng nến mạnh mẽ xuất hiện trong vùng giá phá vỡ
Chúng ta xem xét cách thức nến đóng cửa đối với vùng xảy ra phá vỡ:
- Một sự phá vỡ tăng giá mạnh với một nến đóng cửa ở gần đỉnh
- Một sự phá vỡ giảm giá mạnh với một nến đóng cửa ở gần đáy
Một dấu hiệu khác có thể xem xét đó là kích thước nến. Thân nến lớn hơn cho thấy cú phá vỡ mạnh hơn. Tuy nhiên giá đóng cửa vẫn là yếu tố bạn nên ưu tiên hơn. Như hình bên dưới:
Mẹo số 3: Giao dịch phá vỡ
Bạn có thể tìm mô hình giá ở khung thời gian lớn (ví dụ H4) rồi sau đó về khung thời gian thấp hơn (ví dụ H1) để tìm mô hình giá nhỏ hơn.
Bởi vì khi giá tạo ra một mô hình trên khung thời gian lớn với cú phá vỡ mạnh, có khả năng đó không phải là phá vỡ giả. Có khả năng sẽ có sự điều chỉnh để tiếp tục theo hướng phá vỡ.
Nếu giá không hình thành được mô hình sau khi phá vỡ, thì rất có thể giá sẽ đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại. Trong trường hợp này, có khả năng cao một cú phá vỡ giả sẽ hình thành. Và đối với các trader giao dịch breakout, nên tránh các loại tín hiệu này.
Nhớ các bước quan trọng:
- Tìm mô hình giá ở khung thời gian lớn
- Chờ một cú phá vỡ
- Chờ mô hình giá ở khung thời gian thấp hơn
- Cuối cùng là tham gia giao dịch
Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy điều đó rất rõ ràng thiết lập ở khung thời gian thấp được hình thành với các cú breakout thành công:
Mẹo số 4: Sử dụng trendline, đường trung bình động
Sử dụng những chỉ báo này để nhận biết khả năng breakout:
- Khi giá di chuyển ra xa đường trung bình cho thấy tiềm năng một cú breakout có thể xảy ra khi giá điều chỉnh.
- Khoảng cách giữa các đường MA ngắn hạn và dài hạn thể hiện thị trường có xu hướng. Khi thị trường có xu hướng các cú phá vỡ sẽ dễ thành công hơn.
Các đường xu hướng cũng rất quan trọng vì chúng giúp xác định mô hình hoặc điểm phá vỡ mô hình chuẩn xác hơn.
Mẹo số 5: Giá đóng cửa và thân nến nằm trên ngưỡng kháng cự hỗ trợ
Đường trung bình động và đường xu hướng khá hữu ích trong việc xác định hỗ trợ kháng cự. Trong đó bạn nên xem xét mẹo số 2 khi khi kết hợp với ngưỡng kháng cự hỗ trợ.
Một vài lưu ý quan trọng
- Sự phá vỡ tốt nhất xảy ra khi có nến đóng cửa trên đường MA hoặc đường xu hướng.
- Sự phá vỡ tốt nhất xảy ra khi thân nến nằm trên đường MA hoặc đường xu hướng (ít nhất cũng 50%).
Như hình bên dưới:
Hi vọng bài viết này giúp cho các bạn phần nào nắm được cách thức xác định các cú breakout thành công từ đó có thể tránh được các cú phá vỡ giả, nâng cao hơn kỹ năng đánh giá thị trường nhé.