4 chỉ báo kỹ thuật kết hợp với RSI để cho ra tín hiệu đáng tin cậy
4 chỉ báo kỹ thuật kết hợp với RSI để cho ra tín hiệu đáng tin cậy- RSI là một chỉ báo (indicator) phân tích kỹ thuật thuộc bộ chỉ báo động lượng. Ngày nay, RSI là một trong những chỉ báo phổ biến nhất với các nhà giao dịch Forex.
RSI là một chỉ báo động lượng giúp trader xác định điều kiện quá mua quá bán trên thị trường. Tuy nhiên, tín hiệu này nếu sử dụng độc lập lại rất dễ bị nhiễu. Nên chúng cần có thêm sự xác nhận từ những tín hiệu khác trước khi trader thực sự giao dịch.
Trong bài viết này, mình xin chia sẻ cho anh em, 4 chỉ báo kỹ thuật, có thể có được sự phối hợp ăn ý với chỉ báo RSI cung cấp cho trader những tín hiệu xác đáng hơn.
1. MACD
MACD cũng là một chỉ báo động lượng nhưng có cách tính toán động lượng khác với RSI. MACD được tính toán dựa trên sự so sánh vị trí tương đối của đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn.
MACD thể hiện động lượng của giá. Nếu RSI đang trong trạng thái quá mua, cho thấy giá có thể tiếp tục tăng lên, nhưng MACD cho thấy sự phân kỳ khi giá tiếp tục tăng như vậy, cho thấy thị trường tăng nhưng động lượng lại giảm. Nó cho thấy dấu hiệu thị trường có thể đã hết đà tăng và có thể sẽ có sự điều chỉnh.
2. Sự giao cắt của đường trung bình động
Sự giao cắt của đường trung bình động cũng có thể được sử dụng để xác nhận tín hiệu quá mua hoặc quá bán trên RSI.
Việc thêm đường trung bình động (như EMA) có thể hữu ích khi kết hợp với RSI. EMA phản ứng nhạy với giá. Các điểm giao cắt của EMA ngắn hạn như EMA 5 qua đường EMA dài hạn hơn như EMA 10, là tín hiệu phù hợp nhất để bổ sung cho RSI.
Đường 5 EMA cắt từ trên xuống đường EMA 10 xác nhận cho tín hiệu quá mua của RSI và thị trường có khả năng đảo chiều xu hướng. Ngược lại,5 EMA cắt lên EMA 10 là sự xác nhận cho tín hiệu quá bán trên RSI và thị trường có khả năng đảo chiểu tăng.
3. Smoothed RSI
Cũng có thể áp dụng EMA cho chính RSI tăng độ mượt cho chỉ báo RSI. Nếu thêm EMA vào chỉ báo RSI, tín hiệu nhiễu sẽ ít hơn khi sử dụng độc lập RSI, đồng thời xu hướng cũng được xác định tốt hơn. Tuy nhiên nó cũng khiến cho tín hiệu của RSI sẽ chậm hơn vì lúc này RSI cần thêm sự xác nhận từ EMA.
4. Pivotal Point của Livermore
RSI cũng có thể được kết hợp với hệ thống Pivotal Point của nhà giao dịch huyền thoại Jesse Livermore. Bạn đừng nhầm lẫn với chỉ báo Pivot Point nhé.
Ý tưởng cơ bản của chỉ báo này là nếu giá tạo ra 2 đáy, với đáy sau thấp hơn, thì đáy đầu tiên sẽ trở thành pivotal point (điểm quan trọng). Nếu giá tăng lên trên điểm quan trọng đó, xu hướng giảm xem như kết thúc và có thể đã đến lúc bạn cần mua vào.
Tuy nhiên nhược điểm của nó là tìm ra khi nào xu hướng giảm đang dần kết thúc để các điểm pivotal (điểm quan trọng) hoạt động. Lúc này RSI sẽ phát huy sự hiệu quả của nó.
Khi RSI dưới 30 và điểm quan trọng bị phá vỡ, cho dấu hiệu đảo chiều tăng xuất hiện, lúc này, nếu bạn mua thì sẽ có nhiều khả năng sẽ có được lợi nhuận hơn sơ với việc sử dụng tín hiệu đơn lẻ.
Tương tự với lệnh bán, khi giá tạo 2 đỉnh, có đỉnh sau cao hơn. Thì cái đỉnh đầu tiên trở thành pivotal point (điểm quan trọng). Khi giá vượt xuống dưới điểm quan trọng này, đồng thời RSI ở trạng thái quá mua (trên mức 70), lúc này, đây sẽ là cơ hội tốt để chúng ta bán xuống.
Hơn nữa, các điểm quan trọng (pivotal point) của Livermore cũng có thể được sử dụng kết hợp với smoothed RSI (tức EMA áp dụng cho RSI) sẽ giúp việc xác định xu hướng rõ ràng hơn nhiều.
Hi vọng thông qua bài viết giúp anh em trader có thể biết được cách kết hợp chỉ báo RSI với những chỉ báo kĩ thuật khác một cách phù hợp.