3 nguyên tắc đầu tư chính của Benjamin Graham

0
1619

Trade with Top Brokers

3 nguyên tắc đầu tư chính của Benjamin Graham.

3 nguyên tắc đầu tư chính của Benjamin Graham- Warren buffett được coi là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng nếu bạn hỏi ông ấy rằng người mà ông nghĩ là nhà đầu tư vĩ đại nhất, ông sẽ đề cập đến một người khác: giáo viên của ông, Benjamin Graham. Graham là nhà đầu tư và cố vấn đầu tư, người thường được xem là cha đẻ của phân tích chứng khoán và đầu tư giá trị.

Những ý tưởng và phương pháp của ông về đầu tư được ghi chép trong các cuốn sách “Security Analysis” (1934) và “The Intelligent Investor” (1949), là hai văn bản đầu tư nổi tiếng nhất từng được viết. Những văn bản này thường được coi là tài liệu cần thiết cho bất kỳ nhà đầu tư nào, nhưng chúng không dễ đọc và dễ hiểu đâu.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 nguyên tắc đầu tư chính của Graham và cho bạn một cái nhìn đầu tiên về việc hiểu triết lý đầu tư của ông ấy.

exness banner 16 optimized

Nguyên tắc số 1: Luôn luôn đầu tư với một biên độ an toàn

Biên độ an toàn (Margin of safety) là nguyên tắc mua chứng khoán với giá trị thực chất của nó, điểm lợi là không chỉ cung cấp các cơ hội mang lại lợi nhuận cao mà còn để giảm thiểu rủi ro đầu tư. Nói một cách đơn giản, mục tiêu của Graham là mua tài sản trị giá $ 1 với chỉ 50 xu. Ông đã làm điều này rất, rất tốt.

Graham sẽ đầu tư vào mã chứng khoán mà khối lượng tài sản của công ty có thể thanh toán trên bảng cân đối kế toán (trừ tất cả các khoản nợ) có giá trị lớn hơn tổng giá trị thị trường của công ty (còn gọi là “lưới”).

Khái niệm này rất quan trọng cho các nhà đầu tư chú ý, vì đầu tư giá trị có thể mang lại lợi nhuận đáng kể khi thị trường chắc chắn đánh giá lại cổ phiếu và sẽ tăng giá lên tới giá trị hợp lý. Nó cũng bảo vệ sự suy giảm nếu mọi việc không diễn ra như kế hoạch và doanh nghiệp chùn bước.

exness banner 468 optimized

Nguyên tắc 2: Sự biến động và lợi nhuận từ đó

Đầu tư vào cổ phiếu có nghĩa là đấu lại với sự biến động. Thay vì chạy trốn khỏi thị trường trong thời điểm căng thẳng, nhà đầu tư thông minh coi đó như là cơ hội để tìm kiếm những khoản đầu tư lớn. Graham gọi thị trường là “Mr. Market”, đối tác kinh doanh tưởng tượng của mỗi nhà đầu tư. Mr. Market cung cấp cho nhà đầu tư một báo giá hàng ngày mà theo đó Mr. Market sẽ mua hoặc bán cổ phần doanh nghiệp của mình. Đôi khi, Mr. Market sẽ vui mừng về triển vọng kinh doanh và báo giá cao. Đôi khi, Mr. Market trầm cảm về triển vọng kinh doanh và báo giá một mức giá thấp.

Bởi vì thị trường chứng khoán cũng có những cảm xúc tương tự, bài học ở đây là bạn không nên để quan điểm của Mr. Market miêu tả cảm xúc của bạn hoặc tệ hơn là dẫn dắt bạn trong quyết định đầu tư của bạn. Mà thay vào đó, bạn nên tự tìm hiểu góc nhìn của riêng bạn về giá trị của doanh nghiệp dựa trên những kiểm tra công khai và “ngầm” mà bạn có được.

Hơn nữa, bạn chỉ nên mua khi giá chào bán thực sự tốt và bán khi giá quá cao. Nói một cách khác, thị trường sẽ dao động, đôi khi hoang dại, sử dụng điều đó để tạo lợi thế trên thị trường.

Nguyên tắc số 3: Bạn biết bạn thuộc loại nhà đầu tư nào

Graham khuyên các nhà đầu tư nên biết bản thân mình. Để minh họa điều này, ông đã phân biệt rõ ràng giữa các nhóm hoạt động trên thị trường chứng khoán.

3 nguyên tắc đầu tư chính của Benjamin Graham

Nhà đầu tư Chủ động và Thụ động

Graham đề cập đến các nhà đầu tư chủ động và thụ động như là “các nhà đầu tư dám nghĩ dám làm” và “các nhà đầu tư phòng thủ”.

Bạn chỉ có hai lựa chọn thực sự: sự lựa chọn đầu tiên là cam kết nghiêm túc về đầu tư thời gian và năng lượng để trở thành một nhà đầu tư tốt, đánh giá chất lượng và nghiên cứu thực tế với mong muốn tăng lợi nhuận kỳ vọng. Lựa chọn thứ hai là hãy hài lòng để có được lợi nhuận thụ động (có thể thấp hơn), bù lại bạn chỉ cần đầu tư thời gian và công việc ít hơn nhiều. Đối với Graham, “làm việc = lợi nhuận”. Bạn đầu tư vào công việc đầu tư càng nhiều, lợi nhuận của bạn càng cao.

Nhà đầu cơ so với nhà đầu tư (Speculator với Investor)

Không phải mọi người trên thị trường chứng khoán đều là các nhà đầu tư. Graham tin rằng điều quan trọng là mọi người phải xác định liệu đó là nhà đầu tư (Investor) hay nhà đầu cơ (Speculator). Sự khác biệt rất đơn giản: một nhà đầu tư xem cổ phiếu như một phần của một doanh nghiệp và cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp, trong khi người đầu cơ xem cổ phiếu như những mẩu giấy đắt tiền, không có giá trị nội tại.

Nguồn investopedia.com