17 quy tắc quản lý vốn của Dave Landry

0
1068

Trade with Top Brokers

17 quy tắc quản lý vốn của Dave Landry

17 quy tắc quản lý vốn của Dave Landry- Cộng đồng trader chắc không ai là không biết đến Dave Landry. Ông là một chuyên gia giao dịch hàng hóa (CTA), cũng chủ tịch của nhiều quỹ và công ty quản lý quỹ như Sentive Trading, Harvest Capital Management. Ông nổi tiếng với một số hệ thống giao dịch như 2/20 EMA Breakout System và the Volatility Explosion Method.

17 quy tắc quản lý vốn của Dave Landry

Dưới đây là 17 lời khuyên về quản lý vốn của ông cho các trader để có thể có một thành công trong dài hạn:

1. Tỷ lệ rủi ro cho mỗi giao dịch chỉ nên đặt 2% hoặc thấp hơn. Trên thị trường forex có 2 trader đều có kinh nghiệm trên 15 năm và dĩ nhiên họ đều tích lũy được một lượng tài sản cho mình trong suốt thời gian giao dịch. Tôi thật sự bất ngờ một anh thì hiếm khi nào giao dịch vượt quá 1000 cổ phiếu / lần. Còn anh kia lúc nào cũng chỉ giao dịch 2 hoặc 3 hợp đồng tương lai một lần. Cả hai đều giữ stoploss rất chặt và rủi ro không bao giờ trên 1%.

2. Nên giới hạn rủi ro cho toàn bộ danh mục giao dịch của bạn đến con số 20%. Hay nói cách khác, nếu toàn bộ lệnh của bạn đều thua cùng 1 lúc, thì bạn vẫn còn 80% tài khoản để tiếp tục làm giàu.

3. Nên giữ tỷ lệ Reward : Risk = 2 : 1, nếu 3 : 1 hoặc cao hơn thì càng tốt. Nói cách khác, nếu bạn chấp nhận mất 1 khoản R, thì bạn phải lấy lại lợi nhuận ít nhất là 2R.

4. Kỳ vọng thực tế về lượng rủi ro giao dịch trong một thị trường nhất định. Ví dụ, không nên cố chấp mà nghĩ rằng bạn chỉ chịu rủi ro 1 số lượng nhỏ nếu bạn đang giao dịch cổ phiếu Penny stock. Tương tự vậy lượng rủi ro cho cặp USDJPY và vàng là hoàn toàn khác nhau. Bạn phải xác định rủi ro tùy theo độ biến động của thị trường. ATR sẽ giúp cho bạn làm được điều đó.

5. Hiểu về độ biến động của thị trường giúp bạn giao dịch và đặt khối lượng giao dịch một cách hợp lý. Ví dụ, trong thị trường biến động mạnh, nên đặt khối lượng nhỏ hơn so với thị trường biến động ít.

exness banner optimized

TRUNG BÌNH GIÁ XUỐNG LÀ ĐIỀU KHÔNG NÊN

6. Nên hiểu được tương quan liên thị trường. Nếu bạn đang mua dầu đốt, mua dầu thô và mua gas thì thực chất không phải bạn vào 3 lệnh đâu, mà chỉ vào 1 lệnh duy nhất thôi.

Vì 3 thị trường này có độ tương quan cùng chiều rất cao (cùng lên, hoặc cùng xuống). Vậy là rủi ro của bạn “được” nhân lên gấp 3 lần bình thường. Nếu bạn lỗ 1 lệnh, 2 lệnh kia cũng sẽ lỗ theo. Tương tự, cặp AUDUSD và NZDUSD, USDCAD cũng vậy.

7. Khóa ít nhất 1 phần lợi nhuận nếu có thể. Điều này tạo nên ưu thế nhất là khi bạn giao dịch ngắn hạn. Bảo toàn lợi nhuận luôn là điều cần thiết.

8. Trader giao dịch càng nhiều thì phải nên đặt tỷ lệ rủi ro càng ít. Rõ ràng, nếu hàng ngày bạn vào hàng chục lệnh, không thể nào bạn đặt rủi ro cho mỗi giao dịch quá 2%. Vì có thể 1 ngày nào đó, chỉ cần 1 lệnh bạn đặt rủi ro quá cao mà thua lỗ thì cũng có thể quét sạch mọi thành quả của bạn.

Những Trader dài hạn hơn, giao dịch 3 – 4 lệnh / năm thì có thể đặt từ 3 – 5% / lệnh. Nhưng bất kể bạn là Trader dạng nào, thì tổng rủi ro cho toàn bộ danh mục giao dịch chỉ được dừng lại ở con số 20%. (Quy tắc số 2)

9. Còn tiền là còn sống. Không hề có “chén thánh” trong trading. Tuy nhiên, nếu có, thì cũng phải có tiền để giao dịch và đặt rủi ro thật nhỏ. Những nguyên tắc này giúp tôi sống xót trong 1 thời gian dài. Tôi biết nhiều Trader rất thành công nhưng cuối cùng cũng bị lụi bại chỉ vì 1 lệnh giao dịch.

10. Không bao giờ được trung bình giá xuống khi một lệnh đang thua lỗ, trừ khi bạn có kế hoạch scaling out trước rồi. Nếu bạn vào lệnh sai, hãy thừa nhận và thoát lệnh. Hai cái sai không thể biến thành 1 cách đúng.

11. Sử dụng kỹ thuật scaling in một cách thông minh. Thông minh ở đây có nghĩa là chỉ thêm lệnh mới khi lệnh cũ có lợi nhuận và đủ bù rủi ro cho lệnh mới. Lệnh cũ phải có khối lượng lớn nhất, nó như cái đáy của kim tự tháp vậy.

Ví dụ, bạn dự định đặt Buy 1000 cổ phiếu, ban đầu bạn chỉ đặt 600 cổ phiếu tại mức giá 1.0, giá lên 2.0 (lúc này 600 cổ phiếu ban đầu đã có lời), bạn đặt thêm 300 cổ phiếu, giá lên tiếp bạn đặt 100 cổ phiếu nữa. Giả sử giá có quay đầu lại thì 600 cổ phiếu lời cũng đủ để bù lỗ cho 400 cổ phiếu sau này.

Nhưng hãy nhớ, tổng rủi ro cho 1000 cổ phiếu vẫn không được quá 2%.

12. Luôn luôn phải có một stoploss. Stoploss bằng mắt không tồn tại đâu anh em ạ.

13. Một khi giá đi đúng hướng của bạn, lợi nhuận vượt qua rủi ro ban đầu, nên thoát 1 nửa lệnh, vào dời stoploss về điểm hòa vốn. Bạn sẽ có lợi rất nhiều, thoát được nạn tạo gap nửa đêm, tin ra, thiên nga đen,… Rủi ro hoàn toàn bị mất.

14. Hiểu được thị trường mà bạn đang giao dịch. Ngày đáo hạn, sự biến động thị trường, phí spread cũng là những yếu tố chi phối quản lý vốn và cả quá trình giao dịch.

15. Phấn đấu giữ Maximum Drawdown ở mức 20% thôi. 

16. Sẵn sàng cắt hết lệnh và đánh giá lại thị trường khi nhận thấy phương pháp có vấn đề và bạn đang trong 1 chuỗi thua lỗ. Thị trường vẫn còn ở đó, và dĩ nhiên cơ hội cũng vậy.

Trong quyển sách “How to Make Profits in Commodities” được xuất bản cách đây hơn 50 năm có câu : “khi bạn thua lỗ cả 3 lệnh, bất kể là lớn hay nhỏ, thì là bạn đã sai, chứ không phải thị trường sai. Quy tắc của tôi là ra ngoài và chờ đợi. Nghiên cứu nguyên nhân tại sao thua. Nhớ là bạn khi ngồi ngoài thì bạn chẳng mất đồng xu nào.”

17. Cân nhắc để yếu tố tâm lý khi thua lỗ. Tâm lý là cái không thể đo lường được. Rõ ràng không ai thích mình bị lỗ. Tuy nhiên mỗi người sẽ có cách nhìn khác nhau về nó.

Đây là 17 quy tắc giao dịch được xem là an toàn. Để trở thành 1 nhà giao dịch thành công đều không thể bỏ qua những kỹ năng quản lý vốn. .

Theo Dave Landry