10 trading rule cho trader

0
1711

Trade with Top Brokers

10 trading rule cho trader

10 trading rule cho trader10 trading rule cho trader- Trading rule #1: Market sentiment is the most importance thing.

Tâm lý thị trường  (market sentiment)  quyết định hướng đi của giá. “Chúng ta không cần biết đó là cái gì, điều chúng ta cần biết là thị trường đang nhìn nó là cái gì ?–trích Alexandre Xavier” .  Bản chất sự việc diễn ra trong kinh tế (số liệu thống kê công bố, tin tức địa  chính trị, phát biểu của central bank…vv…) không quan trọng bằng cái CẢM NHẬN (cái kỳ vọng)  của thị trường về sự  việc đó. Tổng hợp cảm nhận riêng biệt của tất cả mọi người trong market  sẽ tạo thành tâm lý thị trường chung. Chính tâm lý này sẽ quyết đinh hướng đi của giá trong tương lai.

Trader cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa sự việc xảy ra trên market và cảm nhận của người ta về sự việc xảy ra trên market. Trong khi bản chất sự việc xảy ra trong thị trường là KHOA HỌC, HỢP LÝ thì cảm nhận của con người về sự vật, sự việc lại là CHỦ QUAN, và thường không hợp lý. Trader khi vào lệnh thường cùng với một nhận định chủ quan cá nhân về hướng đi trong tương lai.

Xuất phát từ những nhận định chủ quan cá nhân  này nên rất nhiều khi trong thị trường, người ta được chứng kiến sự dịch chuyển VÔ LÝ của giá. Rất thường thấy trong đây khi số liệu kinh tế ra tốt nhưng giá không tăng, thậm chí giảm; hay có những trường hợp số liệu ra tốt, giá tăng ban đầu nhưng nhanh chóng cover và quay đầu giảm ngược lại… tất cả các sự việc như thế đều xuất phát từ cái CẢM NHẬN của người trong cuộc mà ra.

exness banner 16 optimized

Đọc hiểu tâm tình market là một trong những việc quan trọng nhất, đồng thời  cũng là việc khó nhất đối  với một trader. Quan trọng vì nó chính là yếu tố, là động lực quyết định hướng đi của giá trong tương lai. Khó vì nó luôn thay đổi, tùy từng lúc (thời gian) và tùy từng khúc (vị trí trên chart). Đối với mỗi một câu chuyện khác nhau sẽ tạo thành mỗi tâm lý khác nhau, và nhiều khi đối với những câu chuyện giống nhau lại cũng vẫn tạo thành những tâm lý khác nhau. Không có một khuân mẫu nào chung  cho việc đọc hiểu market sentiment, nó chỉ có thể được hình thành bằng kinh nghiệm cá nhân và sự lỗ lực học hỏi của người trader.

Trading rule #2: Tập trung kiểm soát bản thân. Đừng cố gắng kiểm soát thị trường

Thị trường không biết lắng nghe bạn. Trong phần lớn các trường hợp, khi bạn mong giá tăng thì nó giảm, khi bạn muốn giá giảm thì nó lại tăng. Chính điều này giải thích vì sao trong thị trường số người thua luôn nhiều hơn số người thắng. Trader nhà nghề sẽ không cố gắng kiểm soát thị trường, thay vào đó họ đi kiểm soát bản thân  mình. Khi diễn biến giá đi ngược với mong muốn, phán đoán  lúc vào lệnh, thay vì ngoan cố ngồi ngặm nhấm vết thương đợi thị trường quay đầu theo ý mình, trader nhà nghề sẽ đóng lệnh và quay đầu theo thị trường. Đối với họ, market is allaways right! Có một điều tối quan trọng mà trader cần phải tập trung kiểm soát đó là kỷ luật.

Bạn đã có một bộ quy tắc (rules) trading cho riêng mình chưa? Nếu chưa thì hãy đi xây dựng nó trước khi bạn đặt tiền vào real trade; còn nếu đã có, hãy theo nó như một cái máy. Đó gọi là kỷ luật. Đừng bao giờ phá bỏ hay đi ngược lại những quy tắc bạn đã đặt ra. Jesses Livermore- ông tổ của thế giới trading cũng thất bại mỗi khi không bám lấy quy tắc của riêng mình. Hàm chứa trong sự kỷ luật của người trader còn bao gồm đặc tính kiên nhẫn, hãy kiên nhẫn trong mọi trường hợp. Khi bạn chưa vào lệnh hãy kiên nhẫn đợi market cho bạn những tín hiệu đúng như bạn đã lên kế hoạch từ trước. Khi bạn đang ôm lệnh, nếu giá vẫn chưa dịch chuyển theo ý bạn trong khi các yếu tố cơ bản khác không thay đổi thì hãy kiên nhẫn đợi chờ thêm; khi giá đã dịch chuyển theo ý bạn, khi đó market nói cho bạn biết bạn đã đúng, càng phải kiên nhẫn để cho profit run tới khi nào market có tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều tiềm năng có thể xảy ra.

Trading rule #3: Big picture. Hãy nhìn toàn cảnh thị trường.

Món hàng (hay market) mà bạn trade không tồn tại một cách độc lập. Nó tồn tại trong các mối tương quan liên hệ chặt chẽ với các món hàng (thị trường) khác. Do đó, khi giao dịch trong một thị trường (Stock, Currency, Commondity…) bạn đừng chỉ quan sát mỗi thị trường ấy. Hãy nhìn sang các thị trường lân cận, bạn sẽ thấy những tín hiệu cảnh báo sớm, những tín hiệu xác nhận cho món hàng mà bạn đang trade hay sắp sửa trade. Đối  với một currency trader (forex trader), ngoài việc dõi theo các diễn biến trên chính currency market, có ba thị trường liên quan mà bạn tuyệt  đối không thể bỏ qua đó là bond market, commondity market và equity (stock) market. Những quy tắc liên thị trường là rất rộng, song lại rất cụ thể, rõ ràng để nghiên cứu, học hỏi. Bạn hãy đặt những bước đi đầu tiên.

Trading rule #4: No high price, nor low price.

Không có giá cao, cũng chẳng có giá thấp. Đối với một trader, giá cao hay thấp, giá đắt hay rẻ chỉ là một khái niệm định danh. Chính vì nguyên lý này, bạn đừng nên đi dự đoán hai điểm cao nhất và thấp nhất trên chart. Về cơ bản hai điểm ấy không tồn, mà nếu có tồn tại thì cũng chỉ được biết sau khi nó đã hình thành. Hai điểm đó đại diện cho hai thái cực tận cùng của LÒNG THAM và NỖI SỢ trong market. Bạn có thể may mắn “vớ” được hai điểm đó một vài lần trong cuộc đời trading của mình, nhưng bạn sẽ không bao giờ làm hoài được vậy.

Trading rule #5: Xu hướng là bạn.

Trend is your friend. Tôi không biết ai phán câu này, nhưng với tôi đó là chân lý trong trading đấy. Trend chính là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất hiện trạng của market. Muốn trading cho thành công bạn phải học cách xác định và đi theo trend. Công việc này nói nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó là một trong những việc khó nhất của trading ( có lẽ chỉ sau việc đọc hiểu market sentiment). Trend có khi kéo dài thật lâu nhưng cũng có khi diễn ra thật ngắn, trend thường được bắt đầu và kết thúc bởi một candlestick formation. Cho nên việc đầu tiên khi học về trend là đi học về nến (candlestick), hay chính xác hơn là các mẫu hình nến. Khả năng nhận biết chính xác, sử dụng linh hoạt các candlestick pattern kết hợp với đọc hiểu market sentiment sẽ cho bạn cái nhìn sớm nhất về hiện trạng của  xu hướng thị trường.

Trading rule #6: Định trend trên chart lớn, mua bán trên chart nhỏ.

Việc làm này không ngoài  mục đích giúp bạn tìm kiếm được một tỉ lệ R/R tốt hơn. Nếu trên một daily chart bạn định được một up/down trend thì công việc tiếp theo của bạn là chuyển qua các H4, H1 chart hay thậm chí là M15 chart để tìm kiếm một điểm vào theo xu hướng đã định trên biểu đồ ngày. Tìm kiếm thời điểm vô lệnh trên các biểu đồ nhỏ bạn sẽ có một mức stop loss nhỏ hơn (nếu thua), đồng thời tối đa mức lợi nhuận (nếu đúng). Trading là trò chơi của tâm lý, nhưng cũng đồng thời là trò chơi của xác xuất. Vì là xác xuất nên khả năng xảy ra thua lỗ là phải có trong trò chơi này. Cho nên smart trader luôn tìm cách tối thiểu hóa mức lỗ mỗi khi thua. Một trong các cách phổ biến, hiệu quả là định trend trên chart lớn, rồi kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu mua bán trên chart nhỏ. Hãy tượng tượng bạn có hai phương pháp trading như sau: cái thứ nhất có tỉ lệ thắng/thua là 50/50. Mỗi khi thua bạn mất 1 đồng, khi thắng bạn được 2 đồng; cái thứ hai với tỉ lệ thắng/thua 70/30 và mỗi khi thắng, thua bạn đều sẽ được hoặc mất 1 đồng. Bạn chọn cái nào?

Trading rule #7: Stick to method of trading not trading system.

Bám thật chặt theo PHƯƠNG PHÁP (method) trading chứ không phải HỆ THỐNG (system) trading của bạn. Cần phân biệt thật rõ giữa phương pháp giao dịch và hệ thống giao dịch. Sự nhầm lẫn giữa hai điều này có thể đẩy trader (đặc biệt những trader có tính kỷ luật) đến những thua lỗ kéo dài. Phương pháp là cái phương thức, là cái lối phân tích để đẻ ra system. Tùy từng lúc ( thời gian) và tùy từng khúc ( vị trí trên chart) khác nhau mà phương pháp sẽ sinh ra các system khác nhau. Do đó việc tuân thủ kỷ luật theo đuổi một system duy nhất trong mọi hoàn cảnh thị trường sẽ không mang tính hiệu quả cao. Bạn là trader? Và nếu bạn đã đọc đến rule #7 của bộ quy tắc trading này tôi tin tưởng rằng bạn hẳn đã biết (hay ít gì cũng nghe nói) đến các hệ thống giao dịch phổ biến như các đường trung bình di động (MA) cắt nhau, hệ thống giao dịch phân kỳ MACD, chiến lược RSI, Fibonacci, Ichimoku… Vậy có khi nào bạn thắc mắc cũng một chiến lược như thế tại sao lại có lúc đúng, lúc sai (và theo tôi thấy thì thường là sai hơn đúng) chưa?

Nguyên nhân là do system có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh thị trường cụ thể. Tất nhiên không có gì là tuyệt đối, phương pháp cũng có cái đúng, cái sai, cái hiệu quả nhiều, cái hiệu quả ít. Nhưng điều cần làm rõ là phương pháp là cái tổng thể, là cái sinh ra system trong mỗi hiện trạng khác nhau của market. Phương pháp tốt sẽ sinh ra những system linh hoạt, hiệu quả với mỗi thời điểm thị trường khác nhau. Quan niệm của một trader nhà nghề là chỉ có phương pháp tốt chứ không có hệ thống tốt. Một minh chứng thực tế, rõ ràng cho lập luận này là các Big Bank, các Hedge fund của Wall-street vẫn tung hàng triệu $ ra tìm kiếm các nhân tài, các head trader về làm việc cho tổ chức mình. Nếu có thể tồn tại một system tốt, hiệu quả cao thì có lẽ họ đã không phải tuyển mộ tốn kém  như trên, đơn giản người ta chỉ cần thuê một đám IT về coding cái system đó thành con Robot là có thể make $ dài dài từ market rùi.

Trading rule #8: Thua lỗ là một phần tất yếu của cuộc chơi.

Bạn đã bao giờ thua liền mấy cái trade chưa? Nếu chưa thì xin chia buồn cùng bạn vì chắc chắn bạn sẽ gặp phải trường hợp này trong tương lai nếu bạn vẫn còn theo nghiệp trade. Khi gặp trường hợp như thế, theo thiển ý của tôi bạn chỉ nên làm một việc tốt nhất là đóng máy và đi giải trí đâu đó để bình tâm trở lại. Sự kiện thua liền mấy cái trade thật ra không có gì là lạ trong trading. Nó phát sinh do tâm lý cay cú, tâm lý muốn gỡ gạc của một con bạc đúng nghĩa danh từ. Trading là trò chơi của tâm lý & xác xuất, hiển hiện trong trò chơi đó bao gồm cả yếu tố may rủi. Thế nên, thua lỗ trong trading là một điều tất yếu. Sự kiện anh thắng/thua một cái trade này không có nghĩa rằng anh sẽ lại thắng/thua ở cái trade tiếp theo sau. Những người không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) nguyên lý căn bản này sẽ có khả năng thua lỗ nhiều lệnh liên tiếp. Nội dung cơ bản của trading rule #8 là bạn đừng cố gắng trả thù thị trường. Mang tâm lý này vào cuộc chơi, bạn sẽ bị rơi vào trạng thái của over trade. Over trade là khi bạn trade nhiều quá mức cần thiết. Bạn trade ngoài những quy tắc đã đặt ra cho mình. Trade bạo lấy danh.

Trading rule #9: Let profit run.

Một tâm lý thường rất phổ biến ở những người mới học trade đó là khi họ thắng một chút là muốn chốt lời do tâm lý sợ mất lợi nhuận, ngược lại khi thua thì lại ôm lệnh rất lâu với hy vọng giá sẽ quay trở lại điểm hòa vốn. Tâm lý người ta trong market, ai ai cũng bị chi phối bởi hai thái cực là greed (lòng tham) và fear (nỗi sợ). Trader thành công thường làm ngược lại với lối suy luận này. Nghĩa là họ cut-loss rất mau mỗi khi thua và để profit chạy rất dài mỗi khi thắng. Tại sao lại phải lo sợ trong khi bạn đang có lợi nhuận? Bạn đã đúng, và không có lời nói nào thật hơn việc market đang để cho bạn ở trạng thái có lời. Jesses Livermore từng phán một câu mà cho đến nay vẫn còn là chân lý: “Bạn sẽ chẳng có chút lợi nhuận nào nếu bạn đã sai”. Không có lý do gì phải sợ nếu vị thế của bạn đang có lời. Hãy kiên nhẫn để lợi nhuận chạy đến mức tối đa cho tới khi bạn thật sự nhìn ra những yếu tố đảo chiều tiềm tàng hay những lý do căn bản cụ thể chống lại vị thế của bạn.

Trading rule #10: Stop loss. Tiền là mạng sống của trader.

Tiền chính là máu, là mạng sống của một trader. Còn sống mới còn cơ hội chiến đấu, không còn sống là không còn gì. Chính vì thế, một trong những bài học đầu tiên của trading là phải biết bảo vệ mạng sống của mình. Một trong các cách bảo vệ đó là đặt stop-loss. Trading mà không có stop-loss cũng giống như việc bạn đặt cược tất cả gia sản của mình vào một ván bài đỏ đen. Dù phương pháp trading của bạn tốt đến bao nhiêu thì vẫn sẽ tồn tại nhưng yếu tố như may rủi, những sự kiến bất khả kháng xảy ra ngoài dự tính tác động đến xác xuất thắng thua trong cái trade của bạn. Thành  công  trong trading được đánh giá qua tính ổn định trong một thời gian dài chứ không phải kiểu “Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” như nhà thơ Xuân Diệu viết thủa nào đâu!

P/S: Bài viết này của anh việt trader. Tôi thấy hay nên mang về đây cho các bạn tham khảo. Good luck trading.