Mô hình nến Spinning Tops – Con xoay.
Mô hình nến Spinning Tops- con xoay (Spinning Tops Candlesticks)
Mô hình nến xoay có thân nến nhỏ và là dấu hiệu cho thấy cả 2 phe bán – mua đều không thể giành quyền kiểm soát thị trường. Nến xoay đóng vai trò cảnh báo sau một xu hướng tăng, áp lực mua đã mất dần sức mạnh.
Nến bóng dài (high wave candlesticks)
Nến bóng dài là nến xoay, nhưng thường có bóng nến dài ở cả 2 đầu. Theo quan điểm của Nison (2003, p. 29), “nếu nến xoay được hiểu là thị trường đang do dự và chần chừ thì nến bóng dài lại mang ý nghĩa thị trường đang rất hỗn loạn”.
Vị trí của Spinning Top và High Wave trên biểu đồ
Spinning Top và High Wave áp dụng sau xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Bất cứ khi nào một cây nến tăng mạnh với bóng nến nhỏ xác nhận bên mua đang kiểm soát thị trường thì một cây nến xoay hoặc nến bóng dài xuất hiện sau đó đều là chỉ báo cho việc bên mua không còn khả năng kiểm soát thị trường như trước, và xu hướng tăng có thể chuyển thành một giai đoạn giá tích lũy hay đảo chiều thành xu hướng giảm.
Tương tự như vậy, khi một chuỗi nến giảm tạo ra xu hướng giảm, dễ dàng nhận thấy bên bán đang giành quyền kiểm soát. Tuy nhiên, khi nến xoay hoặc nến bóng dài xuất hiện sau một xu hướng giảm, bên bán đã hoàn toàn đánh mất quyền kiểm soát thị trường và một chu kì giá sideway hay đảo chiều sẽ luôn được kì vọng theo sau đó.
Biểu đồ minh họa mô hình nến Spinning Top
Biểu đồ giá S&P 500 ETF (SPY) mô tả sau một đợt xu hướng tăng với ba cây nến tăng điểm liên tục (mô hình 3 chàng lính trắng), 2 cây nến xoay xuất hiện. Các nến xoay này cho thấy sự do dự giữa 2 phe bán-mua. Sau khi xuất hiện nến xoay thứ 2, nến giảm mạnh xuất hiện và xác nhận bên bán đã hoàn toàn kiểm soát được thị trường, xu hướng giảm bắt đầu sau đó.
Biểu đồ minh họa mô hình nến High Wave
Biểu đồ giá Energy SPDR (XLE) mô tả sự do dự của giá biểu hiện bởi một chuỗi nến bóng dài ở đáy xu hướng giảm. Mỗi một nến đều có bóng nến lớn ở bên trên hoặc bên dưới cho thấy thị trường đang chần chừ khi giá chạm đến khu vực này. Chỉ đến khi một cây nến tăng mạnh bật lên trên, đáy của xu hướng mới trở nên rõ ràng và xu hướng tăng bắt đầu sau đó.
Tham khảo:
1. Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons. 2. Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons. 3. Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance. 4. Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing. 5. ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.
Mời các bạn tham gia Kênh Telegram của blog ngoại hối để nhận tin nóng sớm nhất.
>> https://t.me/blogngoaihoi <<
Hỗ trợ Vip – Tín hiệu giao dịch hàng ngày.
Nguồn Finvids.com