Mô hình giá Double Bottom – Hai đáy

0
2265

Trade with Top Brokers

Mô hình giá Double Bottom – Hai đáy.

Mô hình giá Double Bottom-hai đáy

Mô hình Double Bottom nhìn giống như kí tự “W”. Mô hình này được hình thành khi có một đáy mới được tạo ra và tiếp đó là một giai đoạn tăng giá, phần giữa của kí tự “W” được gọi là đỉnh giữa.

Mô hình giá Double Bottom – Hai đáy

Mối liên quan giữa đỉnh và hai đáy

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Double_Bottom_Middle_Peak_Size.

Kirkpatrick & Dahlquist (2010) gợi ý rằng đỉnh giữa phải cao hơn khoảng 10% so với đáy thấp nhất (p. 309). Sau một đợt hồi giá hướng lên giá tiếp tục giảm đến mức giá của đáy trước đó và từ đó giá bật lên và đi cao hơn nữa.

Mối liên quan giữa hai đáy

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Double_Bottom_Bottom_Relations.

 

Khoảng cách thời gian giữa hai đáy

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Double_Bottom_Bottom_TimeSpans.

Theo Bulkowski (2008), giá của hai đáy nên trong khoảng 2% – 5% của nhau và nên cách nhau trong khoảng từ 2-6 tuần; nếu như kéo dài đến hơn 8 tuần thì mô hình sẽ không thành công; cũng nên chú ý rằng Mô hình Double Bottom là tốt nhất khi xuất hiện trong một phần ba của mức giá thấp trong năm. Khi giá vượt qua mức giá của đỉnh giữa thì đó là một tín hiệu bán. Nhiều nguồn trên một số website cho rằng giá cần phải phá đỉnh giữa để kích hoạt tín hiệu mua vào.

Tâm lí giao dịch của mô hình Double Bottom

Đáy đầu tiên của mô hình chỉ là một sự tiếp tục cho xu hướng giảm trước đó và là một đáy thấp hơn mới. Đỉnh giữa của mô hình Double Bottom này là một sự hồi giá được trông đợi. Tuy nhiên, vấn đề được nảy sinh là giá giảm xuống từ đỉnh và cố gắng tạo nên một đáy mới thấp hơn cho xu hướng giảm. Các nhà giao dịch dần đẩy giá xuống thấp hơn, nhưng khi giá không vượt qua được đáy trước thì họ bắt đầu lo lắng. Và khi giá vượt qua đỉnh giữa thì các nhà đầu tư xác định là sẽ không có xu hướng giảm nào nữa và thay vào đó là một xu hướng tăng bởi vì giá sẽ không tạo thêm được một đáy thấp hơn và khi đỉnh giữa bị phá vỡ sẽ tạo lên một đỉnh cao hơn (dấu hiệu của xu hướng tăng). Và điều này làm cho các nhà giao dịch sẽ nhảy vào xu hướng tăng mới hình thành và giá sẽ di chuyển cao hơn nữa.

Mục tiêu giá

Bulkowski cho ta cách tính mục tiêu giá của mô hình Double Bottom là:

Giá của đỉnh giữa + ((Giá của đỉnh giữa – Giá thấp nhất của một trong hai đáy)x 66%)

Bốn loại mô hình Double Bottom

Có bốn loại mô hình Double Bottom: Adam-Adam, Adam-Eve, Eve-Adam, and Eve-Eve. Đáy của những thanh giá với hình dạng chữ “V” (thường là trong ngày) được gọi là Adam. Trong khi đáy của những thanh giá với hình dạng chữ “U” (trong nhiều ngày) được gọi là Eve.

  • Mô hình Double Bottom Eve-Eve

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Eve_And_Eve_Double_Bottom.

Mô hình Double Bottom Eve-Eve bao gồm hai đáy hình chữ “U”. Nghiên cứu của Bulkowski cho biết rằng trong tất cả bốn loại mô hình Double Bottom thì mô hình Double Bottom Eve-Eve là mô hình tốt nhất, với chiều cao của đỉnh là trung bình (trước bất kì đợt hồi giá nào khoảng 20% hoặc hơn) sau một đợt phá vỡ giá là 40% (2005).

  • Biểu đồ minh họa cho mô hình Double Bottom Eve-Eve

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Eve_And_Eve_Chart.

Biểu đồ phía trên của Procter & Gamble (PG) cho thấy một mô hình Double Bottom Eve-Eve. Với ngoại lệ là một thanh giá cao bất thường thì đáy đầu tiên được tạo ra bởi bốn thanh giá theo hình chữ U. Giá tiếp tục di chuyển lên tạo thành một đỉnh giữa tròn và đi xuống tạo thêm một đáy hình chữ U. Giá bật lên tạo thành một khoảng trống vượt qua đường kháng cự tạo bởi đỉnh giữa và tạo ra một tín hiệu mua. Trong ví dụ này thì không có sự hồi giá sau phá vỡ mà giá tiếp tục đi lên cao.

  • Mô hình Double Bottom Adam-Adam

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Adam_And_Adam_Double_Bottom.

Mô hình Double Bottom Adam-Adam bao gồm hai đáy hình chữ V. Nghiên cứu của Bulkowski chỉ ra là Mô hình Double Bottom Adam-Adam là mô hình ít hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mô hình AA này vẫn thành công, với mức trung bình cao nhất đạt được (trước khi có một đợt điều chỉnh 20% hoặc hơn) sau khi phá vỡ mô hình là 35%

  • Biểu đồ minh họa cho mô hình Double Bottom Adam-Adam

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Adam_And_Adam_Chart.

Biểu đồ phía trên của S&P 500 ETF cho ta một mô hình Double Bottom Adam. Mô hình được hình thành sau một xu hướng giảm và đáy đầu tiên được tạo bởi đợt giá giảm mạnh trong hai ngày. Đáy thứ hai bao gồm ba thanh giá nhưng trong đó có một thanh giá chạm đến mức giá của đáy trước. Giá lại tăng một lần nữa và chạm vào đường kháng cự của đỉnh giữa, kích hoạt một tín hiệu bán. Một điều thông thường là khoảng 2/3 thời gian thì giá giảm điều chỉnh xuống sau đợt phá vỡ (Bulkowski, 2008). Tuy nhiên, sau đợt điều chỉnh này thì giá lại tăng lên một lần nữa.

  • Mô hình Double Bottom Adam-Eve

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Adam_And_Eve_Double_Bottom.

Mô hình Double Bottom Adam-Eve bao gồm một đáy chữ V và theo sau là một đáy chữ U. Nghiên cứu của Bulkowski cho biết mô hình này là mô hình tốt thứ nhì trong cả bốn mô hình Double Bottom với tỉ lệ tăng trung bình là 37% sau khi giá phá vỡ trước khi có một đợt hồi lại khoảng 20% hoặc hơn

  • Biểu đồ minh họa cho mô hình Double Bottom Adam-Eve

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Adam_And_Eve_Chart.

Biểu đồ của Boeing (BA) cho một ví dụ tiêu biểu về mô hình Double Bottom Adam-Eve. Đáy đầu tiên là một đáy nhọn và chỉ có hai thanh giá; tuy nhiên đáy tiếp theo bao gồm đến năm thanh giá mà đáy của chúng gần bằng nhau và bắt đầu tăng lên dần. Theo phân tích kỹ thuật thì một khi đường kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một hỗ trợ mới). Đỉnh giữa bị vượt qua và kích hoạt một tín hiệu mua. Giá tăng lên nhưng một lúc sau lại giảm xuống. Theo nghiên cứu của Bulkowski thì với mô hình này, giá sẽ hồi lại sau khi phá vỡ với tỉ lệ 59% và khi giá chạm tới đường kháng cự cũ (nay thành hỗ trợ mới) thì giá lại tăng lên một lần nữa.

  • Mô hình Double Bottom Eve-Adam

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Eve_And_Adam_Double_Bottom.

Mô hình này bao gồm một đáy chữ U và theo sau là một đáy chữ V và mô hình này được Bulkowski xếp hạng ba trong bốn mô hình với mức tăng trung bình là 37% sau giá phá vỡ và trước khi có một đợt hồi lại khoảng 20% hoặc hơn.

  • Biểu đồ minh họa cho mô hình Double Bottom Eve và Adam

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Double_Bottom_Eve_And_Adam_Chart.

Biểu đồ của Consumer Staples SPDR ETF (XLP) cho thấy một mô hình Double Bottom Eve-Adam. Xu hướng giảm bắt đầu mô hình bao gồm một mức giảm nhất định và một khoảng trống bật xuống trong xu hướng đó. Đáy đầu tiên là một đáy chữ U tạo ra một khu vực hỗ trợ, tiếp theo là đỉnh giữa được tạo ra khi giá đi lên và đồng thời lấp đầy khoảng trống trước đó. Sau đó có một vùng giá nhìn như một đáy hình chữ U; tuy nhiên có hai thanh giá giảm mạnh tạo ra một đáy hình chữ V. Giá tạo đáy thường nằm trong mức 5% so với mức giá của đáy kia. Giá đi lên chạm đến mức giá của đỉnh giữa kích hoạt một tín hiệu mua. Giá tiếp tục đi lên vượt qua đỉnh giữa. Trong ngày hôm sau giá tăng cực mạnh và đóng cửa phía trên đỉnh giữa. Thông thường thì sẽ có một sự hồi giá (khoảng 57%) như trong nghiên cứu của Bulkowski; tuy nhiên trong ví dụ này thì không có mà giá lại tiếp tục tăng mạnh.

[wc_box color=”primary” text_align=”left” margin_top=”” margin_bottom=”” class=””]

Mở tài khoản hotforex : Tại đây

Xem hướng dẫn chi tiết mở tài khoản hotforex : Tại đây

Hướng dẫn nạp rút tiền Hotforex bằng chuyển khoản ngân hàng : Tại đây

Khóa học live trade 1 kèm 1 : Tại đây

Mời các bạn tham gia Kênh Telegram của blog ngoại hối để nhận tin nóng sớm nhất.

>> https://t.me/blogngoaihoi <<

[/wc_box]

Nguồn Finvids.com​